6+ Cách nấu lẩu Thái chua cay đậm đà siêu ngon tại nhà chuẩn nhất 2023
Những ngày cuối tuần thường tụ họp gia đình hay những buổi gặp mặt bạn bè ngoài những cuộc nói chuyện vui đùa thì những món ăn luôn kèm theo sau đó, vậy món ăn nào thích hợp nhất? Món lẩu Thái chua cay đầy đủ chất dinh dưỡng lại không kén người ăn được xem là món ăn thích hợp trong những dịp gặp nhau quây quần như thế này. Nhưng để thực hiện món này có khó lắm không và nấu làm sao cho ngon? Hôm nay 2momart sẽ hướng dẫn cách nấu lẩu Thái chua cay siêu ngon cực hấp dẫn dễ thực hiện ngay tại nhà. Cùng vào bếp ngay thôi nhé!
Lẩu thái chắc hẳn không còn là món ăn xa lạ với chúng ta khi nó luôn xuất hiện trong các bữa tiệc, quán nhậu hoặc những ngày họp gia đình sung túc.
Món lẩu thái nóng hổi tỏa hương thơm nghi ngút trong không khí se lạnh sẽ làm đánh thức mọi giác quan của bạn, tạo nên cơn thèm không thể cưỡng lại được.
Món ăn này luôn xuất hiện giữa bữa tiệc, sau khi bạn đã dùng xong món khai vị và cuộc vui gần như trở nên cao trào hơn bao giờ hết.
Tính đến hiện nay, lẩu thái cay đã không còn làm khó được chị em khi hoàn toàn có thể tự làm tại nhà bằng những nguyên liệu đóng gói có sẵn hoặc tham khảo các công thức nấu lẩu thái được chia sẻ phổ biến trên mạng.
Việc nấu món lẩu thái tại nhà cũng đem đến nhiều trải nghiệm thú vị, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và định lượng được từng nguyên liệu theo sở thích của các thành viên trong gia đình.
Để giúp bạn có cách chế biến lẩu thái mang chuẩn hương vị chua cay, những thông tin trong bài viết chia sẻ cách nấu lẩu thái sau đây sẽ hỗ trợ cho bạn rất nhiều đấy nhé!
Lẩu thái là món ăn được nhiều người ưa chuộng
1
Các nguyên liệu cần chuẩn bị và sơ chế để làm lẩu thái
Lẩu là một trong những món ăn được nhiều người yêu thích nhất, bởi đây là sự kết hợp độc đáo của rất nhiều nguyên liệu. Từ thịt, cá, hải sản, rau củ quả… tất cả đều có thể kết hợp với nhau để tạo nên các món lẩu đa dạng.
Một trong những điểm thu hút nhất của món lẩu thái đối với người dùng đó là hương vị chua cay vừa phải, điểm nhấn thêm một số topping lẩu như rau, cá, thịt bò, tôm, mực,...
Tuy nhiên, để có được mùi hương giống hệt như ngoài tiệm cũng như ngon miệng hơn thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết trước khi chế biến đấy nhé.
1.1 Nguyên liệu cần chuẩn bị trước khi làm lẩu thái
Lẩu thái có khá nhiều biến tấu về cách ăn, nhưng về cơ bản bạn cần phải chuẩn bị trước những thành phần tươi sống để nước dùng tăng thêm phần ngọt tự nhiên.
Để hướng dẫn kỹ hơn, 2momart sẽ chia nguyên liệu làm món làm lẩu thái ngon thành hai phần chính, đó là nước lẩu thái và nguyên liệu nhúng lẩu.
# Nước lẩu thái
Ngoài gói lẩu thái có thể mua tại siêu thị thì bàn còn có thể tự pha chế theo công thức hoàn toàn tốt cho sức khỏe gồm:
● Nước dùng gà hoặc heo: khoảng 3 lít
● Ớt tươi: 10 – 12 trái.
● Riềng: 1 củ.
● Sả: 4 củ.
● Hành tây: 1 củ.
● Xương ống
● Lá chanh: 12 lá.
● Cà chua chín: 2 trái.
● Gia vị sốt Tom Yum: 2 muỗng cà phê, hoặc sử dụng gia vị nấu lẩu Thái cũng được.
● Chanh tươi: 1 trái, vắt lấy nước cốt.
● Nước mắm ngon: 4 – 6 muỗng.
Từ những nguyên liệu sẵn có này bạn còn có thể pha được chén nước chấm trong các nguyên liệu nhúng lẩu dưới đây.
# Đồ ăn kèm với lẩu thái chua cay
Đây là nguyên liệu đa dạng nhất vì không có sự thống nhất ở bất kỳ công thức nào. Nếu bạn đam mê món lẩu thái hải sản thì có thể sử dụng nhiều loại cá hoặc nghêu sò túy thích.
Còn nếu bạn muốn ăn theo như những thành phần có trong nhà hàng thì sau đây sẽ là gợi ý:
● Thịt bò: 1kg
● Tôm sú: 1kg
● Cá viên: 800g
● Đậu hũ: 4 miếng
● Bắp tươi: 2 trái, đã lột sạch vỏ
● Cải thảo: khoảng 1kg
● Rau cải các loại: bạn chuẩn bị số lượng vừa ăn theo nhu cầu của gia đình
● Nấm rơm: 500g, hoặc các loại nấm khác như: nấm đùi gà, nấm kim châm, nấm bào ngư…
● Bún tươi: 1kg, hoặc bạn có thể thay thế bằng vài gói mì ăn liền.
Các thành phần này có thể thay thế bằng những loại tương tự, không nhất thiết phải đúng theo hướng dẫn của 2momart bạn nhé.
Những thành phần dùng trong lẩu Thái
Đặc biệt, 2momart còn sẽ chia sẻ thêm cho bạn mẹo mua thịt bò nhúng lẩu ngon, không bở và đảm bảo ngọt nước dùng.
● Nếu thích ăn thịt bò mềm, bạn nên chọn phần thịt thăn, vai hoặc bắp bò. Các phần thịt này khá mềm, thơm và ngọt, rất thích hợp để nhúng lẩu.
● Nếu thích ăn gân bò, bạn có thể chọn nguyên gân hoặc phần thịt nhiều gân. Gân bò khi nhúng lẩu sẽ có vị dai, giòn đặc trưng rất hấp dẫn. Tuy nhiên, lưu ý là phải chọn đoạn gân mềm để nhúng lẩu, gân dễ thái và nhanh chín hơn, không nên chọn các phần gân dai (thích hợp chế biến các món hầm).
Dù mua thịt bò mềm hay gân, thịt nhiều gân thì bạn cũng phải mua được phần thịt tươi thì nhúng lẩu mới ngon. Thịt bò tươi sẽ có màu đỏ tươi chứ không phải đỏ sậm, thớ thịt nhỏ mịn, mỡ bò màu trắng (là thịt bò non), khi ấn tay vào thịt có độ đàn hồi, sờ không dính tay, không lạnh hay có mùi khác thường. Nếu mua được thịt bò mới mổ, thịt còn nóng hổi là tốt nhất.
1.2 Sơ chế nguyên liệu để làm lẩu thái chua cay
Để nước dùng không bị hôi tanh do thực phẩm sống, bạn cần phải chế biến cẩn thận trước khi đem ra bàn tiệc để mời khách.
● Cà chua và hành tây rửa sạch, cắt múi cau.
● Các loại rau ăn kèm rửa sạch, để ráo rồi cắt thành từng khúc dài khoảng 5cm.
● Tôm rửa sạch, bỏ chỉ đen ở sống lưng và cắt bỏ râu. Mực và bạch tuộc làm sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn. Nghêu rửa sạch phần vỏ, ngâm nghêu trong nước có vài lát ớt tươi khoảng 30 phút để nghêu nhả sạch sạn, đất. Sau khi sơ chế sạch sẽ, xếp tôm, mực, bạch tuộc và nghêu ra đĩa để riêng.
● Thịt bò rửa cùng với nước muối cho sạch rồi cắt thành từng lát mỏng để nhanh chín và ăn sẽ mềm hơn.
● Sả đập dập, cắt khúc phần lá, cắt nhuyễn phần đầu. Tỏi bóc vỏ, băm nhuyễn. Riềng cạo vỏ rồi cắt lát mỏng. Lá chanh rửa sạch, vò nhẹ.
● Các loại nấm ngâm nước muối loãng rồi rửa sạch. Nấm rơm chẻ chữ thập trên đầu cho đẹp mắt.
● Xương ống rửa sạch, chặt miếng to, đập dập các khớp ống để khi hầm xương dễ tiết ra nước ngọt.
1.3 Nguyên liệu và cách pha nước chấm làm lẩu Thái
Như đã có gợi ý ở trên, chỉ cần nước mắm và ớt trái là bạn đã có thể làm nên chén nước chấm dùng chung với các nguyên liệu nhúng lẩu.
Cụ thể đó chính là hỗn hợp gồm: 2 muỗng canh nước tương, 2 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh dầu mè, gia vị nước sốt tom yum, 1 muỗng cà phê Hạt mè rang, ớt.
Nhưng để thay đổi một chút khẩu vị mới mẻ, 2momart xin giới thiệu đến bạn hai công thức làm nước chấm ngon cho món lẩu chua cay như sau.
➥ Cách 1: Chuẩn bị một cái chén nhỏ, cho vào nước cốt 1 quả chanh, 3 muỗng cà phê đường, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 3 muỗng cà phê muối, ớt xiêm băm nhuyễn, lá chanh cắt sợi nhỏ, lá cải xanh bỏ cuống và một ít wasabi. Cho hỗn hợp vào máy xay, xay nhuyễn.
➥ Cách 2: Cho muối, đường, bột ngọt, ớt sừng, ớt hiểm vào cối giã thật nhuyễn, sau đó múc ra chén, vắt nước cốt chanh vào, khuấy đều.
Nước chấm ăn chung với lẩu thái
2
Cách làm các loại lẩu thái thơm ngon tại nhà
Sau khi đã chuẩn bị những nguyên liệu chuẩn để làm món lẩu thái chua cay thơm ngon thì tiếp đến sẽ là một số công thức nấu lẩu mà bạn có thể áp dụng nhanh chóng tại nhà đấy nhé.
Ở mỗi công thức, nếu món ăn có điểm nổi bật riêng 2momart sẽ liệt kê lại thành phần chuẩn bị để món ăn bạn làm trở nên hoàn mỹ hơn rất nhiều.
2.1 Lẩu thái chua cay
Lẩu thái chua cay đúng chuẩn vị ngoài tiệm chính là công thức bạn hoàn toàn có thể áp dụng thành công với những nguyên liệu đã được liệt kê ở trên.
➥ Cách chế biến lẩu thái chua cay thơm ngon tại nhà
● Bước 1: Xương ống khi mua về bạn tiến hành rửa sạch, chặt khúc. Để vào nồi đổ ngập nước. Ninh xương ống trong khoảng 1 tiếng đồng hồ, để nước dùng nấu lẩu ngọt và đậm vị xương.
● Bước 2: Sơ chế hải sản:
Rửa sạch toàn bộ các loại hải sản đã mua. Đối với mực, bạch tuộc: làm sạch, cắt thành miếng vừa ăn. Tôm: loại bỏ đầu và râu. Nghêu: Rửa sạch, ngâm qua với nước muối để loại bỏ vi khuẩn và đất.
Thịt bò: Rửa sạch, thái lát mỏng vừa ăn.
● Bước 3: Sơ chế rau:
Rau: rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
Nấm: Cắt gốc, rửa sạch, ngâm qua nước muối, xé miếng vừa ăn.
Riềng: Rửa sạch, thái miếng nhỏ.
Sả: Rửa sạch, xắt hình tròn một nửa. Phần còn lại để nguyên cây đập dập.
Cà chua: Rửa sạch, sau đó cắt thành 6 miếng.
● Bước 4: Nấu nước lẩu:
Nồi nước lẩu sau khi ninh xương xong. Bạn tiến hành thêm riềng, sả, cà chua, lá chanh. Sau đó, thêm tiếp gia vị: Muối, đường, bột ngọt, hạt nêm, nêm nếm lại cho vừa ăn.
● Bước 5: Nấu lẩu
Bạn để nồi lẩu ở trên loại bếp nấu ăn chuyên dụng, vừa nấu vừa ăn lúc nóng sẽ ngon hơn. Thêm hải sản và nấm vào nồi lẩu trước, để hải sản chín đều. Sau đó, thêm thịt bò và rau vào. Nồi lẩu sôi lên lại là bạn đã có thể thưởng thức được rồi nhé.
Cách làm lẩu thái chua cay tại nhà
2.2 Cách nấu lẩu thái bằng gói gia vị
Trong trường bận rộn và không có nhiều thời gian để chuẩn bị các bước khá mất thời gian như ninh xương ống thì giải pháp tốt nhất cho các bạn đó là sử dụng những gói gia vị nấu lẩu thái phổ biến hiện nay.
Khi sử dụng các gói gia vị này, các bạn không còn mất quá thời thì giờ để chuẩn bị nồi nước dùng nữa, mà chỉ mất khoảng mười đến mười lăm phút là đã có ngay một nồi nước dùng chuẩn vị lẩu thái.
Về nguyên liệu nhúng lẩu thì bạn cứ áp dụng theo bảng nguyên liệu đã chia sẻ ở trên, mọi thứ còn lại thì đã được “giải quyết” nhanh chóng bởi gói nấu lẩu.
➥ Cách nấu lẩu thái bằng gói gia vị
Bạn chọn một chiếc nồi cao cấp lớn, cho một chút dầu ăn vào, sau đó thả tất cả sả, ớt, tỏi băm nhuyễn. Phi lên cho đến khi tỏi, sả có mùi thơm, vàng ruộm.
Để lại 2/3 tỏi ớt, sả phi thơm này ở trong nồi. Cho khoảng một lít nước trắng vào nồi, thả sả cắt khúc hoặc đập dập vào, lá chanh vò hơi nát để thấy mùi thả vào cùng.
Sau đó cho goi gia vị lẩu thái vào, tùy từng hãng mà trong phần hướng dẫn sử dụng có nói là nên cho khoảng bao nhiêu, nhưng thường thì sẽ cho hết một gói gia vị vào một nồi nước dùng khoảng 1 đến 1,2 lít nước.
Bạn có thể nêm nếm thêm các gia vị như muối, đường, nước mắm để phù hợp với khẩu vị của bạn và gia đình hơn. Vì nước dùng này không sử dụng xương ống ninh để làm ngọt nước, mà sử dụng gói gia vị có sẵn, vì vậy chúng mình cần sử dụng nước mắm ngon để tạo mùi thơm cho nước dùng.
➥ Gợi ý: Thái miếng hai quả cà chua và dứa, phi trên chảo cho chín và thơm, sau đó đổ vào nồi nước dùng để tạo màu sắc đẹp và tạo vị chua chuẩn vị lẩu thái.
Sử dụng gói gia vị làm lẩu ngon
2.3 Cách nấu lẩu hải sản thái
Các món ăn làm từ hải sản bao giờ cũng rất bổ dưỡng và đặc sắc, khi kết hợp để nấu lên món lẩu thái thì giúp nồi lẩu của chúng mình đậm đà hơn rất nhiều.
Cách nấu lẩu thái hải sản cũng rất đơn giản khi không mấy khác biệt với công thức nấu lẩu chua cay, chỉ khác về thành phần nhúng lẩu hải sản sẽ nhiều hơn đôi chút.
➥ Nguyên liệu hải sản bạn cần có:
Các loại hải sản khác: tôm 10 đến 15 con, mực ống hai đến ba con, ngao khoảng 0,5 kg. Các loại hải sản này các bạn nên chọn những con còn sống, tươi, vì nếu có lẫn ngao, tôm chết hoặc mực không còn tươi thì nước dùng không những không ngọt mà sẽ còn bị mất mùi vị đặc trưng của lẩu thái.
➥ Cách nấu lẩu thái hải sản
● Bước 1: Xương ống: rửa sạch, chặt khúc. Để vào nồi đổ ngập nước. Ninh xương ống trong khoảng 1 tiếng đồng hồ, để nước dùng nấu lẩu ngọt và đậm vị xương.
● Bước 2: Rửa sạch toàn bộ các loại hải sản đã mua:
Đối với mực: làm sạch, cắt thành miếng vừa ăn.
Tôm: loại bỏ đầu và râu.
Cá: làm sạch, cắt khúc, loại bỏ xương nếu cần thiết.
Nghêu: Rửa sạch, ngâm qua với nước muối để loại bỏ vi khuẩn và đất.
Rau: Rửa sạch, cắt thành khúc vừa ăn.
Nấm kim châm: Rửa sạch, cắt rễ, ngâm qua với nước muối, xé nấm thành miếng nhỏ.
Hoa chuối: Rửa sạch, ngâm qua với nước muối, để ráo.
Cà chua: Rửa sạch cắt thành 6 miếng.
● Bước 3: Chuẩn bị phần nước lẩu:
Nồi xương ninh trong khoảng 1 tiếng, bạn thấy xương mềm là được. Vớt xương ra, nếu nồi lẩu quá nhiều xương. Sau đó, thêm vào nồi lẩu: Cà chua, riềng, sả, ớt, sa tế, lá chanh vào nồi lẩu theo số lượng đã chuẩn bị. Cho thêm gia vị: đường, muối, tiêu, bột ngọt nêm nếm cho vừa ăn.
● Bước 4: Nấu lẩu:
Sau khi đã chuẩn bị hết phần nước, bạn có thể sử dụng lẩu nóng với bếp từ hoặc bếp gas mini.
➥ Lưu ý: Vì món ăn có khá nhiều loại hải sản sống nên bạn cần phải vừa ăn vừa nấu sẽ làm tăng hương vị và độ hấp dẫn của lẩu thái hải sản hơn. Bạn cho cá và các loại hải sản và nấm kim châm vào trước. Khi hải sản chín bạn mới tiến hành thêm các loại rau.
Cách nấu lẩu hải sản thái
2.4 Cách làm nước lẩu thái tomyum
Lẩu thái tom yum với nước dùng đậm đà, chua cay là món lẩu yêu thích của nhiều người, nhất là vào những ngày mưa lạnh. Cùng vào bếp thực hiện thêm 3 cách nấu lẩu thái tom yum cực ngon đơn giản sau đây nhé!
➥ Nguyên liệu làm lẩu tôm tom yum:
● Xương heo 800g
● Hành tây 2 củ
● Sả 4 cây
● Riềng 36 gr
● Ớt sừng 5 trái
● Nước cốt dừa 400ml (1 lon)
● Chanh 1 trái
● Nấm 370g (nấm mỡ và nấm đùi gà)
● Cải thìa 100g
● Tôm 560 gr
● Bún ăn kèm 100 gr
● Vỏ chanh bào 1 ít
● Tỏi 15 gr
● Nước mắm 70 ml
● Gia vị thông dụng 1 ít (muối/hạt nêm/ đường phèn/...)
➥ Cách nấu lẩu tomyum thơm ngon chuẩn vị
● Bước 1: Sơ chế xương heo và hầm nước dùng
Xương ống heo mua về bạn cần rửa sơ với nước lạnh, rồi đem đi ngâm với nước có pha 1 muỗng canh muối và 2 muỗng giấm, khoảng 1 giờ để sạch hết chất bẩn và mùi tanh.
Vớt xương heo ra và rửa sơ với nước lạnh một lần nữa. Sau đó đem xương chần qua nước sôi khoảng 5 - 7 phút để loại bỏ hết chất bẩn và mùi tanh của thịt.
Hành tây bóc vỏ, rửa sạch.
Cho xương heo vào nồi áp suất cùng 1.5 lít nước lọc, hầm chung với 2 củ hành tây, 1 muỗng canh muối, 15gr đường phèn trong 30 phút để ninh nước dùng hoặc cho vào nồi thường ninh trong 1 tiếng nhé!
Sau khi ninh, vớt bỏ phần xương heo, lọc lấy nước dùng để riêng.
● Bước 2: Sơ chế các nguyên liệu khác
Nấm rửa sạch với nước muối loãng, sau đó rửa lại với nước sạch, để ráo. Sả rửa sạch, đập dập.
Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn.
Ớt rửa sạch, 2 trái cắt nhuyễn, 3 trái cho vào máy xay xay nhuyễn.
Tôm mua về đem rửa với nước muối loãng hoặc rượu trắng để khử mùi tanh, sau đó cắt phần đầu để riêng. Bóc vỏ tôm rồi dùng tăm khều lấy chỉ lưng tôm.
Rau ngò gai rửa sạch, cắt khúc. Rau cải rửa sạch, để ráo.
● Bước 3: Nấu nước lẩu
Bắc nồi lên bếp, cho vào 1 muỗng canh dầu ăn, sao đó cho phần đầu tôm vào xào cho đến khi đầu tôm chuyển sang màu đỏ thì cho sả đập dập vào, đảo đều tay với lửa nhỏ.
Khi các nguyên liệu đã dậy mùi thơm thì cho phần nước dùng đã ninh lúc đầu vào.
Đợi nước sôi và nấu thêm tầm 30 phút để đầu tôm ra nước ngọt thì dùng vá lọc vớt phần sả và đầu tôm ra, lọc lại nước dùng qua rây để nước được trong.
Tiếp tục bắc nồi khác lên bếp, cho phần đầu tôm và sả vừa vớt ra, cho vào 200ml nước lọc, nấu sôi rồi lọc lấy nước một lần nữa để lấy được hết phần nước ngọt từ đầu tôm.
Cho phần nước vừa lọc lần 2 qua rây để loại bỏ những mảnh vụn của sả còn sót lại, cho chung vào nồi nước dùng bạn đầu, nấu sôi rồi cho 400ml nước cốt dừa vào.
Dùng vá khuấy đều rồi cho các loại nấm đã sơ chế vào cùng, nấu thêm 10 phút cho nấm chín thì nêm vào 15gr đường, 70ml nước mắm, 20gr hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối, 1 ít vỏ chanh bào, 2 muỗng nước cốt chanh.
Khuấy đều cho các gia vị hòa tan, cho thêm ớt cắt nhuyễn và tôm vào khoảng 5 phút thì tắt lửa là hoàn thành.
● Bước 4: Làm sa tế ớt
Bắc chảo lên bếp, cho vào 2 muỗng canh dầu ăn rồi cho phần ớt băm vào đảo đều tay với lửa nhỏ khoảng 3 phút thì cho phần tỏi băm vào xào chung.
Tiếp tục đảo đều cho đến khi hỗn hợp cạn sệt lại và có màu sắc đẹp mắt thì tắt bếp.
Cách nấu tomyum hải sản tại nhà
2.5 Cách làm nước lẩu thái cốt dừa
Nước dừa có mùi ngọt dịu dễ chịu nên khi chế biến với bất cứ món ăn nào cũng không làm mất đi hương vị chính, trái lại còn làm tăng thêm sự thơm ngon và béo ngậy ở phần thành phẩm.
Chỉ với một vài nguyên liệu đơn giản là bạn đã có ngay nồi lẩu Thái nước cốt dừa vừa thơm ngon, vừa lạ miệng cho bữa tiệc sum họp của gia đình mình. Hãy cùng chúng tôi vào bếp và trổ tài nấu nướng với cách làm nước lẩu Thái nước cốt dừa bạn nhé!
➥ Nguyên liệu làm nước lẩu thái bằng nước dừa
● 500g xương heo (có thể dùng xương gà để thay thế).
● 500ml nước dừa hoặc 250ml nước cốt dừa.
● 500g tôm tươi.
● 3 quả cà chua.
● 3 quả me.
● 5 củ sả.
● 3 trái ớt sừng.
● Lá chanh thái.
● 1 củ riềng non.
● 3 củ hành tím.
● 50g nấm hương.
● Rau gia vị các loại: rau mùi, rau húng quế, răng cưa…
● Gia vị vừa đủ gồm: dầu ăn, nước mắm thái, đường, hạt nêm, muối, sa tế.
➥ Hướng dẫn cách làm lẩu thái cốt dừa
● Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Xương heo, xương gà rửa sạch. Đem xương trần qua với nước sôi để loại bỏ bớt mùi hôi. Dùng nước để rửa sạch lại xương thêm 1 -2 lần cho thật sạch trước khi đem ninh lấy nước ngọt.
Tôm bóc vỏ, bỏ chỉ tôm. Bạn có thể lột vỏ tôm để ninh cùng với xương heo cho nước dùng thêm ngọt hơn.
Cà chua rửa sạch, đem bổ múi cau. Nếu không có cà chua có thể dùng sấu hoặc me chua để thay thế. Tuy nhiên, cà chua sẽ giúp cho nồi lẩu của bạn có màu sắc hấp dẫn và bắt mắt hơn.
Me quả đem cạo vỏ.
Nấm hương ngâm trong nước ấm 10 phút. Sau đó rửa sạch nấm rồi thái đôi hoặc thái ba.
Hành nướng sơ cho thơm rồi bóc vỏ.
Ớt bỏ hạt, băm nhuyễn.
Củ sả một nửa đem băm nhỏ, một nửa chỉ cắt khúc rồi đập dập.
Riêng non rửa sạch, thái lát mỏng.
Lá chanh rửa sạch.
Các loại rau hương vị bỏ sạch phần gốc rễ và phần già, rửa sạch, đem cho vào rổ để ráo nước.
● Bước 2: Ninh nước hầm xương
Cho xương heo, xương gà cùng đuôi tôm, vỏ tôm vào nồi. Cho thêm 1.5 lít nước lọc vào hầm xương trong 1 giờ đồng hồ.
Trong quá trình ninh xương, bạn để lửa to đến lúc sôi thì hạ lửa nhỏ để xương được ninh nhừ, nước xương ngọt hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên dùng thìa hớt bọt trong nồi thường xuyên để nước dùng thơm và trong hơn nhé!
● Bước 3: Sử dụng nước cốt dừa
Sự khác biệt tạo nên hương vị độc đáo của món lẩu Thái nước cốt dừa là việc bạn dùng thêm nước dừa tươi hoặc nước cốt dừa cho thêm vào nước dùng lẩu.
Khi đã hầm xương xong, bạn lọc xương và nước hầm xương ra riêng. Cho nước hầm xương vào nồi đun lại cho đến sôi thì cho tiếp nước cốt dừa vào để đun cùng.
Lúc này, bạn cũng thả thêm cà chua, hành tím đã nướng sơ, riềng, sả cắt khúc, lá chanh và ớt tươi, nấm hương, me quả vào để làm tăng hương vị cho nước dùng.
● Bước 4: Nêm nếm gia vị
Ở bước 3 trong cách làm lẩu Thái nước cốt dừa, bạn đun sôi hỗn hợp nước dừa và nước hầm xương thêm 5 - 7 phút thì cho các gia vị vào nồi nước lẩu gồm:
● 1 thìa nước mắm Thái.
● 1 muỗng hạt nêm.
● 1 thìa bột ngọt.
● ½ thìa đường.
● Sa tế: cho nhiều hay ít tùy thuộc khẩu vị của bạn.
Nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn thì tắt bếp rồi cho thêm 3 - 5 giọt nước cốt chanh vào trong nồi nước dùng để nồi nước lẩu của bạn có đủ các vị chua, cay, mặn, ngọt.
Lẩu thái nước cốt dừa siêu thơm ngon
2.6 Lẩu thái chay chua cay
Đối với người ăn chay trường hoặc muốn thay đổi khẩu vị của món lẩu thái mặn thì bạn hãy tham khảo ngay công thức nấu lẩu thái chay này nhé.
Thay vì sử dụng các nguyên liệu thịt cá, bạn hãy thay thế chúng bằng các loại nấm thiên nhiên để đem đến độ ngọt nước cần thiết, giúp cân bằng lại độ ngon cho món ăn.
➥ Nguyên liệu nấu lẩu thái chay
● 500g bún tươi
● 2 củ cà rốt, 1 củ cải trắng, 1 trái bắp vàng, 100g nấm rơm
● 200g tàu hủ, 200g chả chay, 100g tàu hủ ky chiên
● 1/2 quả thơm, 3 quả cà chua
● 4 nhánh sả, 3 quả ớt
● Gừng sả băm
● Rau gia vị: ngò gai, rau ôm, rau quế
● Rau ăn kèm: Rau muống, rau nhút, nấm bào ngư, nấm kim châm hoặc các loại khác tùy khẩu vị
● Gia vị: gia vị nấu lẩu thái chay, dầu ăn, muối, đường
➥ Cách nấu lẩu thái chay ngon hết sảy tại nhà
● Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Cà rốt, củ cải trắng gọt vỏ, cắt vừa ăn. Bắp vàng rửa sạch, cắt thành từng khúc 3 - 4 cm. Nấm rơm làm sạch, ngâm với nước muối trong 30 phút rồi rửa lại với nước. Sả cắt khúc.
Đậu hủ, tàu hủ ky chiên và chả chay cắt miếng vừa ăn.
Thơm, cà chua rửa sạch rồi cho vào máy xay xay nhuyễn.
Rau gia vị các bạn cắt nhuyễn. Rau ăn kèm thì rửa sạch, cắt khúc vừa ăn.
● Bước 2: Nấu nước lẩu
Cho cà rốt, củ cải trắng, nấm rơm và bắp vào 2 lít nước. Nêm 1 thìa đường, 1 thìa muối, nấu trong 30 phút
Bắc nồi khác lên bếp rồi cho vào 2 thìa dầu ăn. Khi dầu nóng thì phi thơm gừng sả băm và sả cắt khúc.
Khi các nguyên liệu đã vàng thơm thì bạn cho hỗn hợp thơm và cà chua xay nhuyễn vào nồi, nêm 1 thìa đường, xào đến khi hỗn hợp sôi lên, để riêng.
Rau củ sau khi nấu 30 phút, cho hỗn hợp cà và thơm đã xào vào nồi, thêm gia vị nấu lẩu thái. Khuấy đều và nêm nếm lại với muối đường nếu cần, sao cho thật ngon. Nấu đến khi nước lẩu sôi thì cho tàu hủ vào, nấu thêm 3 phút. Vậy là bạn đã nấu xong nước lẩu rồi. Chuẩn bị dọn ra ăn thôi!
● Bước 3: Thành phẩm
Múc nước lẩu ra nồi lẩu nhỏ hơn, cho rau gia vị và ớt lên trên, dọn kèm bún tươi. Khi ăn, bạn lần lượt cho các nguyên liệu như chả chay, tàu hủ ky, và các loại rau ăn kèm với lẩu. Nguyên liệu vừa chín tới thì ăn ngay để có thể cảm nhận được sự tươi ngon.
Nước lẩu có vị chua cay ngon miệng, vừa ăn vừa hít hà vì nóng và ngon. Các nguyên liệu được chín tới trong nước lẩu vừa giữ được vị tươi ngon mà vẫn đậm đà hương vị lẩu. Đây chính là nét hấp dẫn của món lẩu đấy.
Cách nấu lẩu thái chay
3
Ăn lẩu thái với rau sống nào là đúng bài nhất?!
Chắc hẳn câu hỏi “Lẩu thái ăn rau gì hợp?” sẽ không gây khó khăn với giới nghiện đồ ăn chua cay đúng không nào?!
Tuy nhiên, để ăn đúng chuẩn nhất và giúp hương vị của món lẩu nhà làm trở nên đặc biệt hơn, sau đây sẽ là một số loại rau gợi ý bạn không nên bỏ qua đâu đấy.
● Rau cần: Mùa rau cần phổ biến nhất vào mùa đông. Loại rau này tính mát, có vị ngọt, thân rau cần khi ăn có độ giòn khá hấp dẫn, nhúng lẩu cũng nhanh chín nên rất thích hợp với món lẩu Thái. Khi ăn bạn có thể bỏ bớt lá rau cần đi nhưng hãy cân nhắc vì dinh dưỡng lại chủ yếu nằm ở phần lá.
● Hoa chuối: Hoa chuối cũng được xem là 1 loại rau khi ăn lẩu. Hoa chuối bóc bỏ các lớp bẹ già, thái mỏng, ngâm nước muối cho trắng giòn không còn vị chát, nhúng lẩu ăn rất ngon. Xem cách thái hoa chuối.
● Tía tô: Tía tô có hương thơm đặc trưng làm dậy mùi nồi lẩu Thái nên cũng không nên thiếu khi chuẩn vị món lẩu này.
● Rau muống: Thông dụng và phổ biến nhất, dễ mua và dễ tìm - Rau muống góp mặt hầu hết trong các nồi lẩu điện khác nhau chứ không riêng gì lẩu Thái.
● Cải thảo: Cải thảo là loại rau gắn liền với món kim chi. Loại rau này có vị nhạt hơn so với các loại rau khác nhưng lại có nhiều tác dụng với sức khỏe, đặc biệt trong cải thảo có chứa nhiều chất chứa ung thư.
● Cải bẹ xanh: Cải bẹ xanh hay còn gọi là cải cay, chứa nhiều chất xơ, chứa axit folic rất tốt cho máu, ngăn ngừa lão hóa da giúp da dẻ hồng hào.
● Cải ngọt: Cải ngọt dễ ăn hơn rau đắng, cải xoong. Cải ngọt mềm, nhanh chín nên cũng là 1 sự lựa chọn hợp lý.
● Hoa súng: Nghe có vẻ lạ nhưng cọng cây hoa súng tước vỏ, bẻ khúc nhúng lẩu ăn rất giòn và ngon. Người dân miền Tây Nam Bộ thường sử dụng cọng cây hoa súng như 1 loại rau ăn ghém.
● Rau mồng tơi: Rau mồng tơi rất mềm, có độ nhớt, vị hơi chua chua và chứa nhiều Vitamin C.
● Rau xà lách: Rau xà lách là loại rau sống phổ biến nhất trong các loại rau sống. Xà lách giàu muối khoáng, có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa và giảm stress hiệu quả.
Các loại rau ăn kèm với lẩu thái
Về vấn ăn kèm theo rau và nước lẩu thì bạn có thể sử dụng bún tươi hoặc mì gói, mì tươi,... tùy theo sở thích của người nhà hoặc cá nhân bạn.
Đặc biệt, loại lẩu thái chua cay còn có thể nấu thành món bún thái để ăn sáng nên bạn có thể bảo quản lại nước dùng của ngày trước và ăn lại cho hôm sau nhé!