Cẩm nang về chó Chow Chow: Nguồn gốc, đặc điểm và giá bán
Với đôi mắt sâu và cái đầu to, cùng chiếc bờm lông nổi bật, Chow Chow (gọi tắt là chó Chow) là một giống chó có vẻ ngoài ấn tượng. Bạn có thể dễ dàng nhận ra chúng mà không gặp phải bất kỳ nét tương đồng nào với các loài chó khác. Nếu muốn nuôi chó Chow Chow thuần chủng, tin rằng những thông tin về nguồn gốc, đặc điểm, tính cách, hướng dẫn chăm sóc và giá bán chó Chow dưới đây sẽ hữu ích với bạn.
1
Tìm hiểu về nguồn gốc chó Chow Chow
Để tự tin mua một em chó Chow Chow mặt gấu, chắc chắn bạn phải có kiến thức về các đặc điểm của giống chó này.
1.1 Chó Chow Chow là chó gì?
Nghe cái tên Chow Chow có lẽ bạn cũng đang liên tưởng đến Trung Quốc đúng không? Thật vậy, đây là giống chó nguồn gốc ở phía Bắc Trung Quốc, là một trong những giống chó cổ xưa nhất xuất hiện từ 2000 năm về trước.
Ban đầu chó Chow có các tên khác nhau như hei shi-tou (chó lưỡi đen), lang gou (chó sói), xiang gou (chó gấu), Guangdong gou (chó Quảng Đông) hay các tên gọi như Tông sư khuyển - chó sư tử xù, Đường khuyển - chó nhà Đường,...
Vào những năm 1800, cái tên Chow Chow đã xuất hiện khi các thương nhân người Anh đã mang chúng về và đặt tên này để phân biệt chó Phương Đông. Dù là thế nhưng phải đến cả thập kỷ sau Chow Chow mới phổ biến, khi Nữ hoàng Victoria, người rất yêu chó, đã quan tâm đến giống chó này.
Nguồn gốc chó Chow chính thức được công nhận vào năm 1903, bởi Câu lạc bộ Chó kiểng Hoa Kỳ (American Kennel Club - AKC).
Nguồn gốc chó Chou Chou là từ Trung Quốc
1.2 Đặc điểm chó Chow Chow, ngoại hình
Với ngoại hình dễ nhận dạng của mình, Chow Chow sở hữu những nét đặc biệt sau:
- Màu lông
Lông của Chow Chow có các màu phổ biến như chó Chow Chow trắng, đen, nâu đỏ, nâu vàng, kem, lam đen, xám. Bộ lông thường rất dày và xù, đặc biệt là vùng cổ dày và dài hơn trông như bờm sư tử vậy.
- Ngoại hình
Kích thước trung bình của Chow Chow là nặng khoảng 20 - 32 kg và cao khoảng 45 - 56 cm. Chow là những con chó mạnh mẽ, có thân hình nhỏ gọn, vuông vức với cái đầu to và các nếp nhăn trên khuôn mặt (thường bị che khuất bởi lông) khiến Chow Chow trông như có biểu cảm cau có. Đôi chân của Chou Chou chó mặt gấu này khá thẳng và thô làm cho chúng có dáng đi hơi cứng nhắc, đôi mắt sâu, tai ngắn và đặc biệt là chiếc lưỡi màu xanh đen.
Chow Chow mặt gấu có ngoại hình rất dễ nhận biết
1.3 Đặc điểm tính cách chó Chow Chow mặt gấu
Nhìn vẻ ngoài của chó Chow có thể khiến bạn nghĩ chúng rất hung dữ, nhưng trên thực tế, Chow Chow khá tình cảm, ngoan ngoãn và nghe lời nếu được huấn luyện tốt.
Chow Chow thường không phải là giống chó hướng ngoại, hòa đồng. Chúng thường xa cách, không thân thiện với người lạ và có thể hung dữ với những con chó khác, đặc biệt là chó cùng giới. Nếu không thể huấn luyện, bạn không nên để chúng tiếp xúc gần với chó mèo khác.
Chó cảnh Chow Chow rất độc lập, thích sự sạch sẽ như loài mèo. Chúng rất cứng đầu nên khó huấn luyện, chúng tôi khuyến khích bạn nên nuôi và chăm sóc chúng từ nhỏ. Bởi chúng thường bài xích người lạ, trung thành với một chủ duy nhất và chỉ gần gũi với người thân thiết nhất.
Hơn nữa, chó Chou không thực sự thích được ôm hoặc làm phiền, càng lớn càng lười vận động. Tuy nhiên, đây là một giống chó trông nhà tuyệt vời và thậm chí là một giống chó bảo vệ lãnh địa khá tốt.
Tính cách của Chow Chow chính là độc lập, trung thành, thông minh và bướng bỉnh
1.4 Liệu chó Chow Chow có dễ nuôi không?
Để biết có nên nuôi chó Chow Chow hay không và chúng có thực sự dễ nuôi, bạn có thể xem xét một số ưu nhược điểm sau đây:
#Ưu điểm: Sạch sẽ nên không cần tắm rửa nhiều, độc lập, trung thành tuyệt đối, ngoan ngoãn nghe lời nếu huấn luyện từ nhỏ, trông nhà rất giỏi.
#Nhược điểm: Hung dữ với các vật nuôi khác, không thích được ôm ấp, khó huấn luyện.
Tóm lại, Chow Chow thường không phải là giống chó hướng ngoại, hòa đồng. Chúng không thân thiện với người lạ và có thể hung dữ với những con chó cùng những vật nuôi khác, nhưng lại tận tụy, trung thành và bảo vệ gia đình của chúng.
Chou Chou - Chó tốt để nuôi nếu biết cách huấn luyện
2
Cách nuôi Chou Chou chó con đúng cách
Giống như bao loài vật nuôi khác, mỗi cá thể sẽ có một chế độ ăn uống, chăm sóc khác nhau cho dù chúng cùng một giống loài.
2.1 Thức ăn cho giống chó Chow, chế độ dinh dưỡng
Dựa trên cách chăm sóc, huấn luyện và vận động mỗi ngày mà bạn có thể cân bằng chế độ dinh dưỡng cho Chow Chow mặt gấu một cách phù hợp nhất. Trong đó, cân nặng theo độ tuổi là điều bạn cần lưu ý.
Lượng thức ăn khuyến nghị hàng ngày là 2 đến 3, 4 chén thức ăn chất lượng cao, chia thành hai bữa. Thức ăn nên có đủ protein, đạm, chất xơ, tinh bột như rau củ, cá, tôm, thịt, trứng,... Và phân chia thức ăn lỏng, khô phù hợp để tốt nhất cho hệ tiêu hoá. Khi Chow Chow đủ trưởng thành, hãy cho chúng ăn các loại xương mềm và canxi để phát triển xương hàm.
Lưu ý: Không nên cho bé cún Chow Chow ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng như hành, tỏi, ớt và không cho ăn socola,...
Thức ăn cho giống chó Chow, chế độ dinh dưỡng
2.2 Cách chăm sóc Chow Chow, hướng dẫn vệ sinh
Chow Chow có 2 bộ lông phổ biến là xù cứng và mịn. Nhưng điểm chung là rất dày và nhiều lông tơ. Do đó, bạn cần chải lông ba lần một tuần, để loại bỏ lông rụng và da chết. Hơn nữa, Chow Chow rụng lông rất nhiều định kỳ theo mùa, lúc đó, bạn cần cẩn thận chăm sóc kỹ hơn.
Về tắm rửa, chó Chow khá sạch sẽ nên bạn chỉ cần tắm cho chúng một lần mỗi tháng, hoặc khi bạn thấy bẩn. Khi tắm đừng quên vệ sinh mắt, tai bằng khăn ấm.
Nếu huấn luyện tốt, bạn có thể chải răng cho chúng 2-3 lần mỗi tuần để tránh bị nướu răng và loại bỏ các mảng bám. Hàng tháng có thể cắt tỉa móng cho chúng. Và những thói quen này nên được hình thành từ nhỏ.
Nếu không có thời gian hay kinh nghiệm, chúng tôi khuyến nghị bạn nên mang Chow Chow tới các cơ sở Spa chất lượng để bé được chăm sóc tốt nhất.
Chó Chow Chow trắng cần chăm sóc kỹ hơn để lông luôn đẹp
2.3 Các bệnh của chó Chou Chou thường gặp
Chow Chow nói chung là khỏe mạnh, nhưng giống như tất cả các giống chó khác, chúng có thể mắc một số tình trạng sức khỏe nhất định. Không phải tất cả chó Chow sẽ mắc bất kỳ hoặc tất cả các bệnh mà chúng tôi liệt kê dưới đây, nhưng điều quan trọng là bạn phải theo dõi. Nếu có tình trạng ủ rũ, bỏ / kén ăn, mệt mỏi,... thì nên đưa chúng tới trung tâm thú y uy tín để kiểm tra.
- Bệnh về loạn sản xương hông (bệnh di truyền khiến xương đùi không vừa khít với khớp hông).
- Entropion - Nếu thấy Chow Chow của bạn dụi mắt thường xuyên, có thể chúng đã mắc căn bệnh này. Chính là khi mí mắt cuộn vào trong, khiến cho nhãn cầu bị tổn thương.
- Béo phì - Chou Chou chó rất lười vận động, càng trưởng thành càng lười. Do đó, bạn cần cân bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhé!
- Dị ứng.
- Rối loạn chức năng tuyến giáp.
Kiểm tra sức khoẻ thường xuyên để đảm bảo sức khoẻ cho chó Chou
2.4 Lưu ý khi nuôi Chow Chow bạn nên biết
Chó Chou Chou có thể sống ở trong căn hộ hoặc căn nhà có sân vườn, chỉ cần bạn đừng luôn luôn nhốt chúng trong cũi quá lâu. Hơn nữa, để đảm bảo sức khoẻ tốt nhất, bạn nên dẫn chúng đi dạo khoảng 15 phút mỗi ngày.
Chow Chow gấu trúc không thích và cũng không chịu được thời tiết nóng bức, do đó hãy đảm bảo môi trường sống mát mẻ và đừng đưa chúng ra ngoài vào lúc nắng oi ả.
Chó Chow rất thông minh, chúng có thể ghi nhớ việc huấn luyện của bạn. Nhưng không nên ép buộc và mang tính kiểm soát cao. Hãy nhớ rằng, bản chất Chow Chow là rất cứng đầu và xuất phát điểm là chó săn, nên khuyến khích khen ngợi và huấn luyện một cách nhẹ nhàng, kiên nhẫn, gần gũi.
Bên cạnh đó, ngoài đảm bảo việc bé cún tiêm đủ số mũi vacxin yêu cầu, hãy xổ giun và mang bé đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng - 1 năm một lần để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho Chou Chou.
Chow Chow có dễ nuôi không?
3
Hướng dẫn phân biệt một số giống chó Chow Chow lai
Nếu là tín đồ mê chó cảnh Chow Chow thì có thể bạn cũng quan tâm đến các dòng Chow Chow lai. Chúng tôi sẽ liệt kê một số giống chó Chow Chow lai phổ biến và nổi bật nhất.
#Chow Chow lai Husky
Husky là giống chó không quá xa lạ với người Việt nhờ biểu cảm ngáo và những trò phá phách “số 2 không ai dám nhận số 1” của chúng. Do đó, khi lai tạo giữa Chow Chow và Husky sẽ tạo nên một Chusky tính cách vui vẻ hơn Chow Chow và bớt đi sự tăng động của Husky.
Chow Chow lai Husky hay còn được gọi là Chusky
#Chow Chow lai Shar-Pei
Shar-Pei còn được gọi là Sa bì, cả 2 giống chó này đều có nguồn gốc từ Trung Quốc và cũng rất được yêu thích nhờ độ thông minh của mình. Khi lai tạo giữa Chow Chow và Shar-Pei đã tạo nên một Chow Pei có ngoại hình vô cùng dễ thương.
Chow chow lai Shar-Pei hay còn được gọi là Chow Pei
#Chow Chow lai Becgie Đức GSD
Còn được gọi là chó Chow Shepherd, kết quả phối giống này rất được nhiều người yêu thích bởi tính cách tốt, trung thành và thông minh.
Chow Chow lai Becgie Đức GSD được gọi là Chow Shepherd
#Chow Chow lai Pitbull
Được gọi là Pitchow, giống chó lai này thích hợp để trông nhà cửa, bởi bố mẹ chúng đều khá hung dữ. Nếu có trẻ nhỏ, chúng tôi không khuyến khích bạn nuôi giống chó này.
Chow Chow lai Pitbull còn được gọi là Pitchow
4
Chó Chow Chow giá bao nhiêu? Kinh nghiệm mua chó Chow Chow
Giống như các loài chó nổi tiếng khác, giá chó Chow Chow giá bao nhiêu phụ thuộc vào độ thuần chủng, giới tính, độ tuổi, màu sắc cũng như độ đẹp ngoại hình,...
4.1 Bảng giá chó Chow Chow giá bao nhiêu?
Có 3 giá chó Chow Chow được phân biệt như sau:
Giá chó Chou Chou lai tạo ở Việt Nam: Dao động từ 10 đến 15 triệu đồng, đảm bảo vệ độ thuần chủng nhưng thường sẽ không có giấy tờ nguồn gốc.
Giá chó Chow nhập từ Thái Lan: Dao động từ 15 đến 20 triệu đồng. Là đất nước khá nổi tiếng về lai tạo phối giống các loại chó nên độ thuần chủng cũng được đảm bảo khá tốt.
Giá giống chó Chow nhập từ Châu Âu như Anh, Nga,...: Thường sẽ có giá dao động từ 25 triệu đồng trở lên. Chúng sẽ được đảm bảo đầy đủ về độ thuần chủng lẫn giấy tờ nguồn gốc.
Giá chó Chow phụ thuộc vào nguồn gốc xuất xứ, độ thuần chủng, ngoại hình...
4.2 Mua chó Chow Chow giá tốt ở đâu uy tín?
Dù ở Việt Nam, Chou Chou không khó tìm nhưng bạn nên cẩn thận khi mua chó Chow Chow giá rẻ. Bởi có thể bạn sẽ gặp phải những bé cún mang bệnh di truyền tiềm ẩn. Hãy tham khảo từ các trang nhóm hội yêu chó mèo hoặc từ những người thân, bạn bè có kinh nghiệm.
Một số địa chỉ mua chó Chou Chou mà bạn có thể tìm hiểu như:
- Siêu Pet.
- Thú Kiểng.
- Dogily.
Và dù bạn mua ở đâu, cũng cần thiết kiểm tra độ uy tín của nơi bán. Đảm bảo đó là nơi đã có danh tiếng và nhận được đánh giá cao từ khách hàng. Họ đảm bảo giấy tờ kiểm định rõ ràng và không ngại cam kết sức khoẻ của các bé cún.
Mua chó Chow ở đâu uy tín và kinh nghiệm mua chó Chou
4.3 Kinh nghiệm mua bán chó Chow Chow bạn nên biết
Như chúng tôi đã đề cập, để mua Chow Chow, bạn nên có kiến thức về giống chó này. Hoặc nhờ những người có kinh nghiệm, kiến thức về chó Chow giúp bạn kiểm tra. Có thể tham khảo qua một số kinh nghiệm và chúng tôi đề cập dưới đây.
- Kiểm tra giấy tờ nguồn gốc, sổ sức khoẻ của bé cún.
- Kiểm tra ngoại hình, dáng đi và sức khỏe thông qua mức hoạt động nhanh nhẹn, đôi mắt linh động và linh hoạt.
- Nên mua Chow Chow con từ 2 tháng tuổi trở lên, và không nên mua Chow Chow đã trưởng thành để dễ huấn luyện hơn.
- Nên có hợp đồng mua bán rõ ràng và có cam kết bảo hành sức khoẻ sau bán hàng.
Vậy là tất tần tật thông tin về chó Chow Chow đã được chúng tôi gửi đến các bạn. Hy vọng qua bài viết trên bạn đã có nhiều kiến thức hơn về giống chó này. Nếu yêu thích và quan tâm đến các giống chó khác như Husky, Corgi, Chihuahua, Dachshund,.... mời bạn truy cập vào 2momart.vn để khám phá nhé!