Hướng dẫn cách vệ sinh máy lạnh tại nhà đúng cách, đơn giản cực hiệu quả
Máy lạnh là thiết bị điện lạnh không thể thiếu trong ngôi nhà trong những ngày trời nóng bức, nó giúp cho không gian nhà bạn có không khí mát mẻ, xua tan cái nóng ngay lập tức. Tuy nhiên, việc sử dụng lâu ngày điều hoà nhà bạn chứa bụi bẩn, ẩm mốc và các loại vi khuẩn gây hại. Khi gặp tình trạng này bạn chỉ cần thuê nhân viên kỹ thuật đến vệ sinh nhưng không phải lúc nào cũng thuận tiện và còn kèm theo nhiều chi phí, vì thế tại sao bạn không tự mình vệ sinh máy lạnh? Hôm nay 2momart sẽ hướng dẫn cách vệ sinh máy lạnh cực đơn giản, nhanh chóng tại nhà giúp tránh gây tốn điện năng và bảo vệ sức khoẻ mọi người thân của bạn.
Cách vệ sinh máy lạnh ngay tại nhà như thế nào là đúng? Và những thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp ngay ở những chia sẻ sau đây hãy cùng mình tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé!
1
Những thông tin cần thiết trước khi vệ sinh máy lạnh
Trước khi đi vào các bước làm sao để vệ sinh điều hoà đúng cách và an toàn nhất hãy cùng mình tìm hiểu lý do vì sao bạn cần làm sạch chúng thường xuyên bạn nhé!
1.1 Tại sao bạn cần vệ sinh máy lạnh thường xuyên
Máy lạnh hay còn biết đến với tên gọi là điều hòa sau 1 thời gian bạn sử dụng chắc hẳn sẽ gặp phải tình trạng máy không mát do bám đầy bụi bẩn.
Chính vì thế cách vệ sinh máy lạnh là hoàn toàn cần thiết, giúp máy hoạt động tốt hơn, bụi bẩn được loại bỏ tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn khi sử dụng.
● Có thể loại bỏ những tác nhân gây bệnh về hô hấp.
Máy lạnh, điều hòa được mọi người ví như “lá phổi” cho ngôi nhà của bạn. Bên cạnh tính năng làm mát cho không gian, máy lạnh giá rẻ thế hệ mới ngày nay còn được trang bị thêm tính năng lọc không khí, chính vì thế mà chúng đóng vai trò như một lá phổi thực sự dành cho gia đình bạn.
Những lợi ích khi vệ sinh máy lạnh thường xuyên
Vì vậy, nếu như bạn không vệ sinh máy điều hòa, để lá phổi bị nhiễm bẩn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như hô hấp cả gia đình bạn.
Máy điều hòa một khi bị nhiễm bẩn sẽ giống như một lá phổi bị viêm, chúng trở thành “ổ” vi khuẩn, không khí máy điều hòa thổi ra sẽ không còn trong lành, dễ gây ra những bệnh về hô hấp, nhất là đối với trẻ nhỏ có hệ hô hấp còn chưa phát triển.
● Giảm tiêu tốn điện năng
Cứ mỗi tuần, máy lạnh lại giảm đi công suất hoạt động 1% là do bụi bẩn bám. Khi máy lạnh có quá nhiều bụi bẩn bám trên dàn lạnh, máy lạnh sẽ dần chậm cung cấp hơi lạnh cho phòng. Từ đó máy phải hoạt động nhiều hơn và giảm hiệu suất làm lạnh.
Khi máy hoạt động nhiều, đồng nghĩa với việc điện năng tiêu thụ từ đây tăng cao bất ngờ, khiến gia chủ mất đi một khoản phí lớn.
Những máy lạnh thế hệ mới có mặt trên thị trường đều hướng đến mục tiêu là tăng hiệu suất làm lạnh, trong khi giảm tiêu tốn điện năng tối đa.
● Tăng tuổi thọ cho máy lạnh
Các trường hợp máy lạnh đang hoạt động đột nhiên tự động ngắt và xảy ra hư hỏng thường nguyên nhân là do máy bị bám bụi.
Tuổi thọ được gia tăng nhờ vệ sinh điều hoà thường xuyên
Khi có quá nhiều bụi bẩn bám vào dàn nóng, máy lạnh sẽ không thể tản nhiệt dần dần sẽ trở nên quá tải. Đó chính là nguyên nhân làm máy điều hòa tự động ngắt. Khi tình trạng kéo dài có thể sẽ dẫn đến sự hỏng hóc của máy điều hòa của bạn
Vì lẽ đó, mà bạn không nên bỏ qua những bước vệ sinh máy lạnh/ điều hòa ngay tại nhà mà 2momart sắp chia sẻ đến bạn ngay sau đây nhé!
1.2 Khi nào nên vệ sinh máy lạnh
Vệ sinh máy lạnh đều đặn theo đúng chu kỳ mang giúp người dùng đạt được rất nhiều lợi ích. Máy lạnh ngay sau khi được làm sạch sẽ không những mang lại không khí trong lành, mà còn loại bỏ các tác nhân gây bệnh có liên quan đến đường hô hấp cũng như giúp máy hoạt động ổn định hơn, từ đó giảm tiêu thụ điện năng và tránh những hư hỏng do bụi bẩn bám vào dàn nóng và dàn lạnh không đáng có.
Vệ sinh máy lạnh vào những thời điểm phù hợp
Số lần vệ sinh máy lạnh định kỳ sẽ tùy thuộc vào từng môi trường cũng như tần suất sử dụng trong năm, cụ thể như sau:
Đối với hộ gia đình: Việc vệ sinh điều hoà nên diễn ra sau mỗi 3 - 4 tháng (trường hợp bạn mở và sử dụng mỗi ngày) hay vệ sinh 6 tháng/1 lần (nếu bạn chỉ sử dụng 3 - 4 ngày trong tuần, thời gian trung bình 6 - 8 tiếng).
Đối với công ty và nhà hàng: Việc vệ sinh máy lạnh nên tiến hành sau khoảng 2 - 3 tháng sử dụng tùy thuộc vào môi trường có nhiều bụi bẩn hay không.
Đối với các cơ sở kinh doanh, xí nghiệp, nhà máy, xưởng sản xuất: Máy lạnh nên được vệ sinh hàng tháng vì môi trường xuất hiện nhiều bụi bẩn và tần suất sử dụng cao.
2
Những dụng cụ bạn cần chuẩn bị để vệ sinh máy lạnh
Trước khi bắt đầu cách vệ sinh điều hòa bạn cần chuẩn bị:
● Tuốc vít 4 trong 1.
● Lược chải dành cho điều hòa chuyên dụng.
● Khăn mềm để lau bụi.
● Găng tay da.
● Máy hút bụi
● Dung dịch vệ sinh máy lạnh.
● Dầu động cơ điện.
3
Các bước vệ sinh cục nóng máy lạnh hiệu quả nhất
Cục nóng máy lạnh có thể nói chính là một bộ phận cực kỳ quan trọng và bạn cần thực hiện các thao tác đúng nhất để máy lạnh được hoạt động trơn tru và an toàn nhất.
Đơn giản với các bước vệ sinh máy lạnh ngay tại nhà
● Bước 1: Ngắt điện máy lạnh
Trước hết bạn cần đảm bảo đã ngắt hoàn toàn nguồn điện của máy lạnh. Kế đến là tháo vỏ bảo vệ của cục nóng bằng cách nạy những ngàm giữ và tháo thiết bị trượt ra khỏi tường.
● Bước 2: Vệ sinh cánh tản nhiệt
Dùng lược chải điều hòa đã chuẩn bị gạt đi các lớp bụi bẩn cũng như chỉnh lại những cánh tản nhiệt đã bị cong. Bạn chỉ cần đặt những đầu răng cưa của lược chải làm sao cho khớp với bề mặt của những cánh tản nhiệt, sau đó bạn chỉ việc kéo chúng thẳng lại.
➥ Lưu ý: Dùng đeo găng tay da đã chuẩn bị để thực hiện bước này tránh bị đứt tay.
● Bước 3: Vệ sinh dàn nóng
Hệ thống dàn nóng chính là bộ phận bị bám rất nhiều bụi bẩn ở tất cả các mặt, sau khi bạn đã dùng lược chải nhằm giảm bớt lớp bụi bám ngoài, thì hãy dùng máy hút bụi để hút sạch một lần nữa hoàn toàn lớp bụi bẩn.
● Bước 4: Làm sạch dàn tản nhiệt
Dùng chất tẩy rửa chuyên dụng hoặc là xà phòng lên toàn bộ các bề mặt của dàn tản nhiệt kết hợp cùng việc dùng vòi nước xịt thẳng vào nhằm tạo bọt. Bạn sẽ dùng khăn mềm để hỗ trợ loại bỏ bụi bẩn tốt hơn ở bước này.
● Bước 5: Làm sạch cánh quạt động cơ
Dùng khăn mềm trên cánh quạt động cơ để lau sạch đi bụi bẩn bám. Nếu như động cơ của cánh quạt tản nhiệt có những cổng tiếp dầu được làm bằng nhựa hay cao su, hãy bật chúng ra và nhỏ thêm vào một vài giọt dầu động cơ điện.
Cuối cùng, bạn tiến hành rửa hay thay mới bộ lọc không khí và lắp lại cục nóng máy lạnh là hoàn thành rồi đấy.
4
Những cách vệ sinh máy lạnh ngay tại nhà đơn giản nhất
Dưới đây là cách vệ sinh máy lạnh theo từng dạng thiết kế mà chắc chắn bạn đang cần hãy cùng mình tìm hiểu ngay bạn nhé!
4.1 Vệ sinh máy lạnh treo tường
Đối với máy lạnh treo tường bạn có thể tham khảo các bước thực hiện như sau để giúp máy được làm sạch hoàn toàn bụi bẩn trả lại không khí trong lành cho gian phòng nhé!
Những bước vệ sinh điều hoà treo tường cực đơn giản
● Bước 1: Kiểm tra khu vực dàn lạnh
Kiểm tra trước hết toàn bộ hệ thống của máy lạnh gồm dàn lạnh và cục nóng xem có dị vật như đinh ốc, cục bụi bị nghẹt, xác côn trùng,... hay không.
Kiểm tra các mối nối gas có còn tốt hay không, những mối nối điện để điều này nhằm đảm bảo không gây ra những nguy hiểm cho gia đình trong suốt quá trình sử dụng.
● Bước 2: Vệ sinh lưới lọc của máy lạnh
Tháo lưới lọc từ từ máy lạnh ra và tiến hành ngâm chúng trong nước trong khoảng 10 phút để các bụi bẩn bám dính lâu ngày từ từ được phân rã. Bạn có thể sử dụng miếng rửa chén cọ rửa nhẹ nhàng trên lưới lọc tránh làm mạnh gây ảnh hưởng xấu.
● Bước 3. Vệ sinh cánh quạt và khoan
Đối với cánh quạt và khoang chứa, bạn hãy sử dụng những sản phẩm vệ sinh máy lạnh để tiết kiệm công sức cũng như thời gian. Xịt nhẹ nhàng vào những khe kim loại đặc biệt tránh xịt vào những bo mạch điện tử, để nguyên và ngâm 10-15 phút rồi lau sạch lại bề mặt bằng một chiếc khăn ẩm mềm.
● Bước 4: Lắp đặt lại lướt lọc
Cuối cùng, bạn chỉ cần ráp lại là xong phần nắp máy lạnh. phía bên ngoài thì bạn dùng chiếc khăn lau phía bên ngoài để máy như mới.
4.2 Vệ sinh máy lạnh âm trần
Khác với máy lạnh treo tường, máy lạnh âm trần khi vệ sinh có phần phức tạp và hơn nhiều, chính vì thế khi vệ sinh bạn cần phải thật cẩn thận đấy nhé!
Máy lạnh âm trần được vệ sinh nhanh chóng và hiệu quả
Đối với dàn lạnh cách vệ sinh như sau:
● Bước 1: Tháo mặt nạ hay còn gọi là lưới lọc ra và dùng khăn mềm lau chùi nhẹ nhàng bước này tương tự như máy lạnh treo tường.
● Bước 2: Kiểm tra bo mạch của máy xem có bị hư hại hay ẩm ướt không. Trường hợp không, bạn chỉ cần dùng chổi nhỏ quét từ tự bụi xung quanh sạch sẽ. Ngược lại, hãy sấy cho khô rồi mới bắt đầu quét bụi nhé!
● Bước 3: Sử dụng những dạng bình xịt rửa chuyên dụng dành cho dàn lạnh, lưới lọc cùng như các bộ phận khác bên trong máy.
➥ Lưu ý: Khi xịt bạn nên tránh để nước dính vào bo mạch và nên treo bạt ở những góc hứng nước.
● Bước 4: Cuối cùng bạn chỉ cần lấy khăn lau khô các bộ phận lắp lại.
Những bước vệ sinh điều hòa giúp tiết kiệm điện năng
Đối với dàn nóng bạn vệ sinh như sau:
● Bước 1: Tháo lưới lọc của dàn nóng điều này giúp việc vệ sinh các bộ phận bên trong dễ dàng hơn.
● Bước 2: Kế đến bạn cũng sẽ sử dụng bình xịt chuyên dụng dùng để rửa quạt dàn nóng, dàn ngưng tụ, cũng như túi lọc để loại bỏ bụi bẩn.
● Bước 3: Cuối cùng, dùng xịt rửa khu vực ngoài dàn nóng và sấy khô. Lặp đặt lại hoàn thiện.
5
Những lưu ý khi vệ sinh máy lạnh tại nhà
Khi thực hiện cách vệ sinh điều hòa, máy lạnh bạn cần tránh dùng lực phun của nước quá mạnh khi bảo trì máy lạnh ở những vị trí gần bảng mạch, vì điều này gây ảnh hưởng xấu đến bo mạch
Dàn lạnh không nên tiếp xúc trực tiếp nhiều với mưa gió hoặc là ánh nắng mặt trời điều này khiến bo mạch dễ bị hư hỏng.
Trên đây là những cách sử dụng máy lạnh cũng như những lưu ý giúp bạn vệ sinh máy lạnh, điều hòa hiệu quả nhất, hy vọng đây là những thông tin mà bạn đang tìm kiếm, hãy thường xuyên theo kênh 2momart.vn để cập nhật thật nhiều thông tin hữu ích nữa bạn nhé!