Bạn đã biết tác hại của việc đeo tai nghe nhiều gây ảnh hưởng xấu hay chưa?
Đeo tai nghe có tác hại gì có gây ảnh hưởng xấu gì hay không? Đeo tai nghe quá nhiều thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác của bạn về lâu dài. Rất nhiều trường hợp phải chạy chữa nhiều bác sĩ để lấy lại thính lực nhưng đã quá muộn. Chính vì vậy hãy tìm hiểu ngay những thông tin sau đây để tránh xa hậu quả của việc đeo tai nghe sai các và có cách sử dụng tai nghe an toàn, không gây hại đến sức khỏe của bản thân bạn nhé!
Cái gì càng nhiều thì sẽ càng hại!
Câu nói này hoàn toàn đúng khi ám chỉ về những hành động được diễn ra lâu dài và tạo thành thói quen gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
Tai nghe là một thiết bị điện tử âm thanh thông minh giúp người dùng có không gian ảo cho bản thân với nhiều bản nhạc yêu thích và nghe rõ hơn về những dòng tin thời sự. Tuy nhiên chính nó cũng lại là nguyên nhân khiến thính lực của hầu hết người dân suy giảm và nhiều người không biết tác hại của việc đeo tai nghe nhiều ảnh hưởng lớn đến màng nhĩ cũng như sức khỏe là như thế nào.
Theo như nhiều nguồn tin của giới chuyên môn, việc đón nhận âm thanh của thế hệ trẻ hiện nay đã không còn nhanh nhẹn như những người lớn tuổi và có xu hướng mắc bệnh về thính giác rất cao do sử dụng thiết bị âm thanh này quá nhiều.
Nếu bạn đang có thói quen đeo tai nghe nhiều, đeo trong lúc ngủ hoặc thậm chí trong lúc chạy xe thì hãy xem ngay những thông tin thú vị sau đây và rút ra bài học thú vị cho bản thân nhé!
Tai nghe đang được rất nhiều người trẻ sử dụng
1
Đeo tai nghe nhiều có gây ảnh hưởng đến sức khỏe không?
Tai nghe là thiết bị điện tử thông minh được sinh ra với nhiệm vụ phục vụ tốt nhu cầu trải nghiệm âm nhạc của mỗi cá nhân nhưng khi sử dụng sai cách hoặc lạm dụng thì chúng sẽ gây hại đến sức khỏe.
Một số dẫn chứng sau đây sẽ là lý giải về việc "đeo tai nghe nhiều có tốt không?" khiến bạn phải bỏ chúng xuống và quan tâm hơn về vấn đề chăm sóc sức khỏe cá nhân.
1.1 Cảnh báo từ WHO trong việc đeo tai nghe thường xuyên của giới trẻ
Giới trẻ ngày nay đang đắm chìm vào các giai điệu âm nhạc bằng cách vặn to âm lượng khi nghe bài hát yêu thích. Dẫu thế, theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thói quen này có thể làm mất thính lực của nhóm đối tượng này trong tương lai.
Cụ thể, WHO đã đưa ra lời nhận định và cảnh báo giới trẻ nên hạn chế về thời gian sử dụng thiết bị điện tử này với mọi cường độ trong khoảng 1 giờ để tránh bị điếc trong tương lai.
Một vài người sẽ không công nhận về tính nghiêm trọng này, nhưng theo WHO, có khoảng 1,1 tỷ người trẻ tuổi trên thế giới đang có nguy cơ cao mất đi thính lực mãi mãi vì sử dụng quá nhiều.
Trong nhóm người có độ tuổi dưới 35 tuổi thường có nguy cơ mất đi sự nhanh nhẹn của “đôi tai” cao nhất. Chỉ trong thập kỷ trước, số người không còn khả năng nghe đã gia tăng rất nhanh vì lạm dụng thiết kế và điện thoại để nghe nhạc với âm lượng cao.
Đặc biệt, năm 1994, có 3,5% thanh niên Hoa Kỳ phải đối mặt với một số loại tổn thương thính giác. Tuy nhiên, con số này đã tăng lên 5% chỉ trong 12 năm.
Trước sự bùng nổ của số lượng thanh niên bị mất thính lực, WHO khuyến nghị rằng người trẻ tuổi cần hành động ngay để chống lại vấn đề này.
Giải pháp tốt nhất được đưa ra chính là nghe nhạc ở các thiết bị điện tử chỉ một tiếng mỗi ngày, với duy trì âm lượng chỉ ở mức 60% là an toàn nhất.
1.2 Những tác hại khác của tai nghe khi người dùng sử dụng không đúng cách
Ngoài khuyến cáo của WHO thì hiện nay đã có rất nhiều bằng chứng thực tế về tác hại của việc đeo tai nghe nhiều như sau:
# Đeo tai nghe nhiều có thể bị giảm thính lực
Khi bạn đeo sản phẩm quá nhiều sẽ khiến cho các tế bào thần kinh trong ốc tai gia tăng “làm việc” và trở nên kiệt sức, gây ra suy giảm thính lực hay thậm chí thúc đẩy nhanh đến việc bị điếc.
Hiện tượng này chính là lời giải đáp chính xác nhất cho "đeo tai nghe nhiều có tốt không?" vì sẽ gây ra suye giảm thính lực khi phải tiếp xúc với âm thanh có cường độ giao động từ 85 – 90db liên tục trong 2 tiếng đồng hồ và kéo dài trong vòng 1 – 2 năm.
Hiện nay, các thiết bị nghe nhạc thông minh đeo tai đều có công suất mở cực đại lên đến 120db, vô tình làm ra áp lực âm thanh lớn trực tiếp đến tế bào thần kinh. Khi dùng sản phẩm âm thanh ở cường độ này, tai nghe của bạn sẽ phát ra sóng điện từ gây tổn thương não nghiêm trọng.
Điều này đã được các nhà khoa học chứng minh trên chuột và thực vật. Chuột là sinh vật thí nghiệm bị ảnh hưởng từ các sóng bức xạ dẫn đến tình trạng tổn thương não bộ.
Tác hại của đeo tai nghe nhiều với âm lượng lớn
# Tai nghe có thể gây tổn thương đến đại não
Liệu bạn có biết rằng khi đeo thiết bị nghe nhạc nhiều thì chính tai của bạn cũng sẽ phát ra sóng điện từ gây tổn thương não. Điều này đã được giới chuyên môn chứng minh trên chuột và thực vật.
Ngoài ra 2momart không quên giải đáp luôn về câu hỏi “Có nên đeo tai nghe khi ngủ?” được nhiều bạn trẻ đặc biệt quan tâm, câu trả lời đó là không!
Đặc biệt, khi sử dụng tai nghe trong lúc ngủ còn khiến không khí khó lưu thông từ đó tạo ra nhiều vấn đề không tốt cho sức khỏe đây là một trong những tác hại của việc đeo tai nghe nhiều gây tổn thương não bộ.
Một số thương hiệu do muốn đem lại trải nghiệm âm thanh tốt nhất cho người dùng nên đã thiết kế ống nghe dạng bao phủ, giúp người dùng có cảm nhận tốt nhất về thiết bị điện tử này.
Đây là nguyên nhân khiến lượng không khí không thể lưu thông bên trong tai, dẫn tới hậu quả về lâu dài đó là tai bị viêm nhiễm nặng, ráy tai xuất hiện nhiều hơn và có thể đánh mất đi thính giác.
# Viêm tai ngoài
Đeo tai nghe quá nhiều nghe nhạc có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tai là điều mà nhiều bác sĩ đã có cảnh cáo đối với bệnh nhân của họ.
Điều này diễn ra là do khi sử dụng tai nghe người dùng cho đầu sản phẩm nằm quá sâu vào bên trong khoang tai. Nếu trường hợp tai nghe không được vệ sinh sạch sẽ trước đó thì nguy cơ bị viêm khoang tai do tai nghe là rất lớn.
Đặc biệt, thị trường điện tử đang có nhiều loại tai nghe khác nhau, nếu như headphones ốp bên ngoài tai, thì loại earbuds lại là sản phẩm có loại nút nghe nhét sâu vào bên trong tai.
Chính loại sản phẩm này và đeo tai nghe quá nhiều có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng tai nặng nếu việc vệ sinh nút tai không được đảm bảo sạch sẽ, dùng chung đầu nghe với người khác...
Đặc biệt nếu bạn nghe nhạc có âm lượng lớn hơn mức trung bình (60 đến 80 dB) thì tai trong và màng nhĩ có thể bị kích thích, thậm chí gây hỏng màng nhĩ.
# Mất thính lực tạm thời
Một số trường hợp người dùng trải qua tình trạng “mất thính lực tạm thời” sau khi tai bị tác động trực tiếp bởi âm thanh quá lớn đến từ môi trường và thậm chí là tác hại của việc đeo tai nghe 1 bên quá nhiều trong một ngày sẽ khiến bạn bị tình trạng này.
Đây là cơ chế bảo vệ tự nhiên của tai con người. Cụ thể, khi những sợi lông li ti nằm trong tai bị tổn thương, chúng sẽ tiết ra một hoạt chất làm giảm đi độ phân giải của âm thanh. Bằng cách này, tai sẽ “tạm đình công” trước những kích thích âm thanh gây phiền nhiễu.
Để hồi phục, bạn chỉ cần đến một nơi tĩnh lặng, đợi đến khi thính lực dần trở lại như cũ thì mọi việc đã ổn. Đặc biệt tránh để tình trạng này lặp lại quá gần, vì rất có nguy cơ bạn sẽ bị điếc vĩnh viễn.
Mất thính giác tạm thời là tác hại của đeo tai nghe nhiều
1.3 Những nguy cơ tiềm tàng khác khi sử dụng tai nghe nhiều
Ngoài những tác hại của đeo tai nghe nhiều được liệt kê trên thì sản phẩm này còn gây ảnh hưởng đến bên ngoài mà bạn có thể cảm nhận rõ như sau:
● Mất tập trung, lái xe dễ gây tai nạn, khi đeo tai nghe lâu thì thần kinh mệt mỏi làm cho tai không thể phân tích nhận biết lời nói và dẫn đến trở nên phản ứng chậm chạp, tiếp thu kém.
● Sử dụng khi ngủ sẽ kích thích não bộ làm việc liên tục. Lúc thức dậy vào buổi sáng bạn sẽ không cảm thấy tỉnh táo mà thay vào đó là mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ hơn rất nhiều,... từ đó sẽ dẫn đến việc mất tập trung trong công việc, dễ gây tai nạn khi làm một nghề trên cao, điều khiển máy móc hay lái xe…
● Đầu nút của thiết bị thường gây ẩm, dễ sang chấn da cửa tai làm vi trùng, vi nấm phát triển, gây viêm ống tai ngoài do vi trùng, chàm ống tai, nhiễm nấm. Nếu đeo tai nghe bị đau tai thì sẽ khiến cho ống tai và cửa tai bị ê nhức, đau đầu…
1.4 Thói quen xấu khiến tác hại của đeo tai nghe trầm trọng
Kể trên chính là những hậu quả của việc đeo sai cách, thế nhưng phải “có lửa thì mới có khói” thế nên một số thói quen xấu nên tránh sẽ giúp bạn hạn chế tối thiểu về sự gây hại của thiết bị điện tử này đối với thính giác của bản thân.
# Đeo tai nghe nhiều giờ và chỉnh âm cao
Như những thông tin đã đề cập trên, thói quen sử dụng chúng trong thời gian dài và điều chỉnh âm lượng quá cao sẽ khiến cho thính giác của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Chính vì thế, thay vì sử dụng thiết bị âm nhạc thường xuyên thì bạn hãy tập thói quen sử dụng ít lại với lượng âm thanh nhỏ, không nên vượt quá mức mà điện thoại của bạn cảnh báo (một số thiết bị điện thoại thông minh sẽ có cảnh báo về mức âm thanh gây hại cho tai).
Đừng bao giờ nghe nhạc quá 60% âm lượng của thiết bị chính là lời khuyên bạn nên thực hiện theo và chỉ nên nghe nhạc khi thật sự cần thiết.
# Không tập thói quen thường xuyên vệ sinh tai nghe
Nếu như bạn đã đọc qua bài viết cách sử dụng tai nghe bluetooth của 2momart chia sẻ trước đó thì việc vệ sinh chúng thật sự rất quan trọng và cần thiết để bảo vệ đôi tai của bạn đấy nhé!
Việc giữ thói quen vệ sinh sản phẩm nghe nhạc không chỉ quyết định chất lượng của âm thanh, cảm giác khi trải nghiệm, độ bền thiết bị mà còn tránh được nguy cơ bệnh tật ở tai.
Nếu bạn không có thói quen vệ sinh tai nghe thường xuyên, bụi bẩn và vi khuẩn có cơ hội phát triển bên trên bộ phận và lan dần vào bên trong tai vì tiếp xúc với da trong một thời gian dài, gây ra các bệnh về da, viêm tai giữa và các bệnh khác.
Thông thường, trên sản phẩm sẽ xuất hiện các vệt mồ hôi do cơ thể tiết ra ở trên đệm tai sau khi đeo chúng trong một khoảng thời gian. Nếu là đệm tai bằng da, trước tiên bạn có thể vệ sinh bằng khăn ướt, sau đó lau lại thêm bằng chất khử trùng có nồng độ cồn thấp (không sử dụng chất lỏng ăn mòn) và cuối cùng lau khô bằng vải khô.
Nếu là đệm tai được làm từ chất liệu dệt, bạn có thể dùng bàn chải đánh răng nhúng trực tiếp với một ít dung dịch tẩy rửa có thể tạo bọt và nước, nhẹ nhàng chải đệm tai theo hướng xuống đất và cuối cùng dùng khăn giấy khô để thấm đi lớp nước bẩn.
Với các loại tai nhét sâu, không dễ lau bằng khăn thì bạn nên mua các loại que chuyên dụng để làm sạch hoặc mang tới các cửa hàng uy tín để được làm sạch định kỳ.
Vệ sinh tai nghe giúp âm thanh truyền tải tốt hơn
# Đeo tai nghe khi đi ngủ
Trong thời đại công nghệ phát triển thì trí có của con người cũng dần triển khai nhiều khía cạnh mới mẻ trong việc sử dụng thiết bị điện tử trong cuộc sống.
Đeo tai nghe bluetooth chụp tai khi ngủ cũng không hề ngoại lệ đối với một số bạn trẻ khi họ nghĩ điều này sẽ giúp giấc ngủ trở nên ngon hơn, sâu hơn và không bị làm phiền bởi môi trường xung quanh.
Tác hại đeo tai nghe khi ngủ cũng tương tự như việc điều chỉnh nhạc ở mức âm lượng quá cao thế nên bạn hãy bỏ ngay hành động này để bảo vệ sức khỏe nhé!
Khu vực xương và màng nhĩ ở tai của con người là các cơ quan mềm và dễ bị tổn thương nhất. Vì vậy khi bị kích thích âm lượng qua đêm có thể dẫn đến tình trạng tổn thương bên trong tai.
2
Lưu ý dùng tai nghe để không ảnh hưởng xấu đến thính giác
Đeo tai nghe không đúng cách cũng là một nguyên nhân khiến tai của bạn mắc nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì vậy ngoài việc sử dụng sai cách thì việc đeo chúng cũng là điều mà bạn nên chú ý đến.
2.1 Lựa chọn tai nghe có thiết kế vừa vặn và cách âm
Dù bạn có "feel" âm nhạc phát ra từ tai nghe tới đâu, nhưng nếu để lọt tạp âm từ bên ngoài vào thì trải nghiệm khi ấy sẽ không bao giờ được trọn vẹn như ý cả.
Điều ấy còn là một trong những lý do chính khiến cho thính giác bị gây hại. Cụ thể, khi có lẫn tạp âm vào giai điệu đang nghe người dùng sẽ có thói quen tăng âm lượng lớn hơn để lấn át đi các tạp âm lọt vào - vô tình dẫn đến tình trạng tai bị tổn thương.
➥ Có 2 cách để ngăn tạp âm từ bên ngoài lọt vào tai khi đang nghe:
● Chọn tai nghe có công nghệ khử âm chủ động: Những loại sản phẩm thuộc hàng cao cấp này có một lỗ microphone để thu lại âm thanh của môi trường bên ngoài và cùng lúc ấy vẫn phát nhạc hiệu quả. Qua quá trình xử lý âm thanh thông minh này, chúng sẽ phát ra một loại tần số khử song song với nhạc, triệt tiêu các tạp âm khó chịu lọt vào khi dùng.
● Chọn tai nghe thật vừa vặn với tai: Đừng ngại việc thử trước tai nghe khi mua bạn nhé, vì một chiếc tai nghe có khung vừa khít với vành/lỗ tai của bạn sẽ hạn chế tối đa việc lọt tạp âm.
Chọn tai nghe vừa vặn với tai của bạn
2.2 Đeo tai nghe vòng qua tai
Đây là biện pháp được nhiều chuyên gia công nghệ và những nhà sản xuất thiết bị âm thanh khuyến khích người dùng đó là đeo tai vòng qua tai.
Với phương thức này bạn chỉ cần nhét sản phẩm vào trong tai, vòng dây qua vành tai và để dây nghe vòng ra sau lưng. Nhưng cách này lại ít được mọi người áp dụng nhất.
Cách đeo này sẽ giúp thiết kế được giữ cố định trong tai và bạn không cần phải lo lắng về việc tai bị rơi ra trong lúc sử dụng. Đồng thời, người dùng cũng có thể hoàn toàn thoải mái vận động mà không sợ bị vướng phải dây (loại kết nối dây) như trước kia.
Việc đeo tai nghe đúng cách sẽ giúp âm thanh truyền từ thiết bị đến tai rõ hơn, âm thanh không bị phát ra bên ngoài và cho phép bạn có thể thưởng thức âm thanh phù hợp với tai nhất.
2.3 Nhận thức đúng đắn, đừng hiểu sai về tai nghe
Hiện nay đang có một loại tai nghe mới bị nhiều người hiểu lầm về tác hại của nó, thường có xu hướng loại bỏ và dần chuyển sang chọn các loại hình tai nghe khác.
Đó chính là loại in-ear, có thiết kế gồm khung đi kèm với một núm cao su bọc lấy đầu tai nghe, khi dùng thì để hẳn thiết kế vào bên trong lỗ tai (sâu hơn loại thông thường một chút) thay vì chỉ ở vành ngoài.
Do vậy, không biết lời đồn thổi đến từ đâu mà nhiều người dùng đã có chung suy nghĩ rằng như thế là không tốt cho sức khỏe của đôi tai, mút cao su sẽ bít kín và gây ra nhiều tác động có hại.
Sự thật thì hoàn toàn ngược lại: thiết kế của loại in-ear không hề đồng nghĩa với ảnh hưởng tiêu cực nào đến với sức khỏe người dùng. Các núm cao su sẽ có nhiệm vụ ôm khít lấy lỗ tai của người dùng, ngăn tạp âm lọt vào và không gây đau tai như chất liệu nhựa.
Tai nghe in-ear không xấu như bạn nghĩ
3
Mẹo giúp “giữ” thính giác của bạn luôn ổn định nên biết!
Suy giảm thính giác là một vấn đề khá thường gặp ở người cao tuổi và đang có dấu hiệu trẻ hóa khi giới trẻ quá ỷ lại vào sức khỏe và nghe nhạc quá lớn.
Tuy suy giảm thính giác không gây nguy hiểm gì đến mạng sống nhưng nó lại ảnh hưởng không hề nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Rất may mắn hiện đang có khá nhiều phương pháp hiệu quả có thể ngăn ngừa căn bệnh này ngay từ khi bạn còn trẻ.
3.1 Tránh nhiều tiếng ồn
Tiếp xúc thường xuyên với tiếng ồn (độ lớn trên 80 decibel) có thể gây suy giảm thính lực. Âm thanh đến từ xe máy, loa nghe nhạc, dụng cụ điện như cưa và máy khoan, tai nghe,... cũng đều đủ lớn để gây suy giảm thính giác của bất kỳ ai.
Các âm thanh ở cường độ cao hơn tiếng ồn gây ra những sóng nhiễu không cần thiết và đi vào tai, nó làm xáo trộn chất lỏng hỗ trợ truyền âm giữa tai và não.
Sự xáo trộn này vô tình sẽ phá hủy đi các tế bào truyền tín hiệu rất nhỏ nằm trong tai và làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc truyền âm đến não, từ đó làm giảm thính giác nhanh chóng.
Để hạn chế, bạn nên hạn chế tối đa thời gian tiếp xúc với các âm thanh ồn ào nơi công cộng hoặc nghe nhạc quá to và đột ngột.
3.2 Sử dụng các thiết bị bảo vệ thính giác
Nếu bạn phải tiếp xúc với âm thanh lớn trong hơn vài phút, hãy nghĩ đến việc đeo thiết bị bảo vệ thính giác, chẳng hạn như:
● Nút tai: Thường được làm bằng bọt hoặc cao su, chúng đi trong ống tai của bạn và có thể giảm tiếng ồn từ 15 - 30 decibel.
● Bịt tai: Chúng vừa khít hoàn toàn với tai của bạn và giảm âm thanh khoảng 15 - 30 decibel. Bịt tai cần phải vừa khít với cả hai bên tai để chặn được âm thanh.
3.3 Bỏ thuốc lá có thể ngừa suy giảm thính giác
Hút thuốc lá làm gia tăng nguy cơ nghe kém, lãng tai (ước tính lên đến 70%). Còn về phần phơi nhiễm liên tục với khói thuốc lá thì có thể làm tăng nguy cơ suy giảm thính giác 1/3.
Nguyên nhân đến từ các hóa chất được tìm thấy trong khói thuốc lá (formaldehyde, arsenic và hydrogen cyanide). Những hoá chất này có khả năng làm tổn thương tai giữa và các tế bào lông ở tai trong. Vì vậy, nếu bạn không muốn bị suy giảm thính lực thì hãy bắt đầu bỏ thuốc lá và tránh hít phải khói của chúng nhé.
Bỏ thuốc lá để cải thiện thính giác tốt hơn
3.4 Kiểm tra thính giác thường xuyên
Kiểm tra sức khỏe định kỳ luôn là điều mà hầu hết các bác sĩ chuyên môn khuyến khích chúng ta thực hiện, dù trong độ tuổi trẻ hay già yếu.
Thính giác cũng không ngoại lệ khi tỷ lệ thanh thiếu niên có dấu hiệu viêm nhiễm và mất đi thính giác ngày càng gia tăng.
Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp bạn tầm soát được nhiều loại bệnh về thính giác và từ đó có biện pháp chăm sóc cho đôi tai hiệu quả nhất.
Tóm lại:
Với những thông tin về tác hại của việc đeo tai nghe nhiều được chia sẻ trong bài viết này 2momart mong rằng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm sử dụng tai nghe sao cho không gây hại trực tiếp đến sức khỏe của đôi tai.
Ngoài ra một số sản phẩm tai nghe chính hãng hiện nay đang được thực hiện so sánh giá tại trang sẽ là gợi ý thích hợp dành cho bạn để sử dụng, đảm bảo an toàn nhất.