Tia UV và những những tác hại nên biết để bảo vệ sức khỏe của bạn
Nếu như chưa tìm hiểu kỹ về tia UV thì chắc hẳn bạn sẽ luôn nghĩ rằng chúng không tốt cho sức khỏe của chúng ta. Những thật sự thì tia UV là gì? Tia UV có tác dụng gì? Chúng thường sẽ gây hại cho da vào khoảng thời gian nào?... mọi câu hỏi của bạn đều sẽ được trả lời ngày trong bài viết này đấy!
Ánh nắng là một trong những món quà của mẹ thiên nhiên dành tặng cho sự sống của chúng ta, thế nên việc có chúng trên cuộc đời này hoàn toàn là điều ý nghĩa.
Thế nhưng chỉ vì biến đổi khí hậu và tác động xấu của ổ nhiễm môi trường mà ánh nắng thân thiện ngày nào đang ngày càng trở nên độc hại đối với vẻ đẹp làn da của sức khỏe của chúng ta.
Tia UV chính là tác nhân gây hại có trong ánh nắng mặt trời và thường góp mặt trong nhiều căn bệnh khó trị của chúng ta, trong đó có cả ung thư.
Vậy làm thế nào để có thể hạn chế được sự xâm hại của tia UV vào cơ thể? Tia UV có thật sự tệ như lời đồn trên mạng không?,... những thắc mắc ấy sẽ hoàn toàn được giải đáp ngay trong bài viết này.
Ánh nắng là tác nhân gây hại hằng đầu với da
1
Một số điều bạn nên biết về tia UV
Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vực nhiệt đới có lượng ánh sáng mặt trời chiều đến thường khá nhiều và có cường độ mạnh nên cường độ ánh sáng mặt trời càng cao thì cường độ tia UV cũng cao tương ứng.
Chính vì vậy việc tìm hiểu về tia UV và những mặt lợi hoặc gây hại sẽ giúp bạn có kinh nghiệm sống tốt hơn và cách bảo vệ được làn da không chịu phải những ảnh hưởng nghiêm trọng của chúng.
1.1 Tia UV là gì? Tia UV có ở đâu?
Tia UV (viết tắt của từ Ultraviolet) hay còn gọi là tia tử ngoại, tia cực tím là sóng điện từ có bước sóng ngắn hơn bước sóng của ánh sáng nhìn thấy nhưng dài hơn bước sóng của tia X.
Phổ của tia cực tím có thể chia ra thành 2 vùng tia: vùng tử ngoại gần (có bước sóng từ 380 - 200 nm) và vùng tử ngoại xạ hay còn gọi là vùng tử ngoại chân không (có bước sóng từ 200 - 10 nm).
Cụm từ cực tím trong tia cực tím có nghĩa là bên trên của màu tím. Sắc tím là màu sắc có bước sóng ngắn nhất mà mắt thường của chúng ta có thể nhìn thấy.
Do vượt ngoài bước sóng của màu tím, nên tia UV là loại tia vô hình với mắt người. Một vài loài động vật như: chim, bò sát, côn trùng (ong...) có thể nhìn thấy tia cực tím.
Một vài loại trái cây, hoa quả và hạt trở nên sặc sỡ hơn trong môi trường tia cực tím so với hình ảnh trong ánh sáng thường được nhìn bởi mắt người, để hấp dẫn các loài côn trùng và chim.
Một vài loài chim còn có những hình thù đặc biệt trên bộ lông của chúng mà chỉ nhìn được dưới tia cực tím, không thể nhìn được dưới ánh sáng mà con người nhìn thấy. Nước tiểu của một số loài động vật cũng chỉ có thể quan sát được bằng tia cực tím.
Mặt trời tỏa ra cả 3 loại tia cực tím: UVA, UVB và UVC, có ánh sáng mặt trời nghĩa là có tia cực tím. Tuy nhiên, theo lí thuyết, bởi vì sự hấp thụ của tầng ozone, 99% tia cực tím đến được mặt đất thuộc dạng tia UVA.
Trong khi đó bản thân tầng ozon được tạo ra nhờ các phản ứng hóa học với sự tham gia của tia UVC nên UVC bị tầng ozon hấp thụ. Tuy nhiên, tình trạng thủng tầng ozon hiện nay đang ở mức báo động khiến các tia UVB, UVC trở nên dày đặc hơn trong ánh sáng mặt trời.
Các loại thủy tinh tùy theo chất lượng, thông thường trong suốt với tia UVA (UVA đi xuyên thủy tinh) nhưng mờ đục với các tia sóng ngắn hơn (UVB, UVC không chiếu qua được thủy tinh). Silic hay thạch anh tùy theo chất lượng có thể trong suốt với cả tia UVC.
Khi quan tâm đến ảnh hưởng của tia UV đến sức khỏe con người và môi trường, tia tử ngoại được chia ra làm 3 loại:
● Nhóm UVA (tia cực tím bước sóng A): 95% tia nắng mặt trời là UVA. Tác hại của tia cực tím bước sóng A là khiến da của chúng ta nhăn nheo. Oxit kẽm và oxit titan rất hiệu quả trong việc chống tia UVA.
● Nhóm UVB (tia cực tím bước sóng B): gây cháy nắng, làm giảm khả năng sản xuất collagen và elastin trên da.
● Nhóm UVC: Tia UVC và một phần tia UVB không tới được trái đất vì bị lọc qua khí quyển. Tia sáng này có thể tiêu diệt acid nucleic trong các tế bào, phá hủy ADN tồn tại trong các cơ thể sống... UVC chính là thứ ánh sáng ma quái ám ảnh sự tồn tại và sự sống của loài người trên trái đất. Đây là loại tia gây hại nhất.
Các loại tia UV có trong ánh nắng
1.2 Mức độ ảnh hưởng và mật độ tia UV phụ thuộc các yếu tố
Nghe có vẻ như tia UV xuất hiện ở bất cứ mọi nơi chúng ta sinh sống, thế nhưng bạn hoàn toàn có thể an tâm vì sự gây hại của chúng không đáng kể khi:
● Vị trí địa lý: Cường độ của tia UV thường lớn ở những vùng nhiệt đới, đặc biệt là các khu vực gần xích đạo, các khu vực ở xa hơn vị trí xích đạo thì nguy cơ sẽ ít hơn.
● Độ cao so với mực nước biển: Cường độ của UV thường tỉ lệ thuận với độ cao cao hơn mực nước biển.
● Thời điểm trong ngày: Tia bức xạ UV thường tập trung cao vào buổi trưa, khi mặt trời ở vị trí cao và chiếu sáng trực tiếp, gần như vuông góc với mặt đất (mặt trời trên đỉnh đầu, đứng bóng), thường khoảng từ 10h sáng đến 14h chiều.
● Khung cảnh và môi trường: Mức độ UV thường lớn ở những nơi có không gian rộng, đặc biệt ở những bề mặt có tính phản xạ cao như: bề mặt tuyết và bề mặt cát biển. Trên thực tế, mức độ của tia UV gần như tăng gấp đôi khi tia UV được phản xạ từ bề mặt của tuyết. Trong các khu vực thành phố thường ít tia UV hơn do tập trung các tòa nhà cao tầng và bóng râm, cây cối ở trong thành phố.
1.3 Loại nào ảnh hưởng xấu đến da của bạn nhất?
Trong số hai loại UV thường trực xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta thì tia UVA được coi là kẻ “giết người thầm lặng” bởi vì không giống như tia UVB.
Bạn sẽ không hề cảm thấy những ảnh hưởng của nó, nhưng thực ra nó đang thâm nhập sâu vào da, tàn phá mọi tầng của da một cách âm thầm.
Tác hại của tia UV được gây ra chủ yếu bởi tia UVA. Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nếp nhăn và làm tăng phần lớn nguy cơ gây ung thư da.
Một điểm khác biệt nữa là tia cực tím UVA có khả năng xuyên qua kính gây nên những tác hại của tia cực tím cho da, trong khi tia UVB thì không.
Trừ khi tấm kính cửa sổ hoặc trên xe ô tô được thiết kế đặc biệt để lọc tia UVA, sử dụng kem chống nắng là một điều vô cùng quan trọng để bảo vệ da khỏi tác hại của tia cực tím này.
1.4 Lợi ích và mối nguy hại của tia UV trong cuộc sống
Dẫu có phân tích kỹ lưỡng như thế nào về tác hại của tia UV thì vẫn không thể nào hoàn toàn phủ nhận đi ưu điểm mà chúng đem lại cho cuộc sống của chúng ta.
# Lợi ích của tia UV
Ở một khía cạnh khác, tia UV cũng mang lại những lợi ích rất lớn: giúp cơ thể tổng hợp vitamin D. Vitamin D giúp cơ thể sử dụng canxi và phospho, làm cho xương và răng chắc khỏe.
Mặc dù vitamin D có thể được bổ sung từ thực phẩm như: dầu cá, trứng, sữa, nước trái cây và ngũ cốc... nhưng việc để da trực tiếp tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ là cách tốt nhất để tạo ra vitamin D tự nhiên.
Vitamin D có 2 dạng: vitamin D2 và vitamin D3. D2 có trong thực vật và D3 được tổng hợp khi da tiếp xúc với tia cực tím (UV).
Tia UV cũng được ứng dụng trong việc điều trị bệnh về da như: bệnh vảy nến - bệnh do các tế bào da phát triển quá nhanh gây ngứa, xuất hiện vảy. Việc tiếp xúc với tia cực tím sẽ làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào da, làm giảm triệu chứng bệnh.
Đặc biệt trong mùa dịch hoành hành những năm gần đây thì tia UV còn được nhiều người chú ý hơn với công dụng diệt khuẩn, khử trùng rất tốt.
Cụ thể, tia UV xuyên qua màng tế bào của vi khuẩn và virus, phá hủy DNA, ngăn chặn khả năng tái sinh và nhân lên của chúng, nhiều nơi sử dụng đèn diệt khuẩn UV để khử trùng.
Lợi ích của tia UV đối với sức khỏe chúng ta
# Tia cực tím có tác hại gì?
Do UVC là vùng bức xạ có năng lượng cao nhất nên tia tử ngoại UVC khi tiếp xúc với mắt và làn da sẽ gây hại khá nghiêm trọng.
Trước kia tầng ozone của bầu khí quyển của Trái Đất đã ngăn chặn gần như toàn bộ tia UVC này, nhưng hiện nay thì chúng đang dần len lỏi vào cuộc sống của chúng ta do khí hậu ô nhiễm gây ra hiện tượng thủng tầng ozone.
Với các bức xạ tử ngoại UVB có thể đi xuyên qua tầng ozone (mặc dù cũng đã được lọc bớt một phần), hiện nay UVB chiếm khoảng 3% trong số các tia UV do mặt trời tỏa ra và đi xuống đến bề mặt Trái Đất.
Tia UVB kích thích quá trình chuyển hóa Melanin - sắc tố da làm cho da trở nên tối đi, rám nắng. Nếu da người tiếp xúc với UVB cường độ cao sẽ gây nên hiện tượng cháy nắng, làm tăng các nguy cơ ung thư da.
Nhóm tia này cũng gây hiện tượng bạc màu da, xuất hiện các nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa sớm trước tuổi.
Với mắt, giác mạc của chúng ta hấp thu hầu hết các bức xạ UVB nên đây không phải là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng đục thủy tinh thể hay thoái hóa hoàng điểm, mà chủ yếu tia UVB gây nên các bệnh giác mạc như viêm giác mạc, hạt kết giác mạc, mộng.
Còn đối với tia UVA, đây là bức xạ cực tím có tỉ lệ nhiều nhất (chiếm tới 97%) lượng tia, do UVA dễ dàng xuyên qua tầng ozone bảo vệ trái đất.
Tia UVA có thể xuyên qua giác mạc của mắt, đi vào thủy tinh thể hoặc võng mạc ở bên trong mắt. Tiếp xúc với bức xạ UVA quá lâu sẽ dẫn đến hiện tượng đục nhân mắt hay thoái hóa hoàng điểm.
Các tia UV nói chung cũng là nguyên nhân gây bỏng võng mạc do không sử dụng kính đen khi xem Nhật Thực, mặc dù chúng ta không hề cảm thấy chói mắt.
Việc tiếp xúc quá lâu với tia UV sẽ gây tổn thương và có nguy cơ dẫn đến ung thư da, đặc biệt đối với chủng tộc người da trắng, ít hắc tố Melanin trong da khiến tia UV đâm xuyên và gây hại mạnh hơn.
Tia UV gây đứt gãy các liên kết giữa các phân tử, góp phần làm đột biến cấu trúc DNA và RNA trong nhân tế bào, đây là nguyên nhân chính gây ung thư các dạng như u hắc tố, ung thư liên bào đáy, u tế bào vảy, u tuyến bã…
Tuyến giáp và tuyến vú cũng chịu tác động nhiều của tia UV, tuy nhiên vẫn đang được nghiên cứu về mức độ nhiễm tia UV của các tuyến này.
2
Tác hại của tia UV đối với sức khỏe của chúng ta
Ngoài việc tác động trực tiếp đến vẻ đẹp của làn da thì tia UV còn khiến cho sức khỏe của chúng ta dần suy yếu mà ngay cả bản thân cũng không thể cảm nhận được.
Điển hình nhất chính là một số căn bệnh sẽ được liệt kê sau đây sẽ giúp bạn hiểu lý do mà nhiều chị em phải che chắn cẩn thận trước khi ra đường hoặc nhiều giới chuyên môn về chăm sóc sức khỏe khuyến cáo bạn không nên xem thèm ánh nắng mặt trời đấy.
2.1 Tác hại của tia UV trên da: cháy nắng, sạm da, lão hóa da
Biểu hiện cấp tính rõ nhất từ tác hại của tia UV có trong ánh mặt trời đó là các vết ban đỏ trên da, gọi là cháy nắng.
Thêm vào đó, hầu hết mọi người sẽ bị sạm da do tia UV kích thích sản xuất melanin, điều này thường xảy ra một vài ngày sau khi tiếp xúc với tia UV.
Xa hơn nữa, việc thay đổi thích ứng của cơ thể có thể khiến lớp da bên ngoài dày hơn, nhằm chống lại sự xâm nhập của tia UV qua da. Cả hai thay đổi trên đây đều là dấu hiệu cho thấy da bị hư hại do tia UV.
Tia UV khiến da bị lão hóa nhanh chóng
Mức độ nhạy cảm của tổn thương da phụ thuộc vào loại da, những người có da mỏng hơn, sáng hơn dễ bị cháy nắng và nổi ban đỏ hơn so với người có da tối màu. Tương tự vậy, khả năng thích ứng với tia UV cũng phụ thuộc vào từng loại da.
Tiếp xúc thường xuyên với bức xạ tia UV có thể làm thoái hóa trong tế bào, mô sợi, và mạch máu của da. Các thay đổi này bao gồm nám, sạm, tàn nhang, các vùng da nâu lan tỏa trên da. Tia UV kích thích quá trình lão hóa da, và làm mất tính đàn hồi trên da, khiến da bị nhăn nheo, khô và thô ráp.
Đặc biệt, sự phát hủy collagen và mô liên kết bên dưới lớp trên cùng của da bởi tia cực tím chính là cơn ác mộng của rất nhiều người yêu thích làm đẹp.
Chúng sẽ gây ra nếp nhăn, đốm màu nâu và mất độ đàn hồi của da. Sự khác biệt giữa tone màu da, nếp nhăn hoặc sắc tố ở mặt dưới và mặt trên ở cùng một cánh tay cho thấy tác động của ánh nắng mặt trời lên da.
Một làn da rám cháy nắng trông có thể ổn trong hiện tại, nhưng về sau làn da sẽ sớm nhăn nheo, hay thậm chí gây ung thư da.
2.2 Nguy cơ gây ra ung thư da rất cao
Tia UV là tác nhân gây ung thư nổi bật và phổ biến trong môi trường hiện nay. Tình trạng tiếp xúc quá lâu với ánh sáng mặt trời có khả năng gây ung thư biểu mô tế bào đáy, ung thư biểu mô tế bào vảy và khối u ác tính.
Đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy rằng có đến 90% người mắc bệnh ung thư da là do tiếp xúc và chịu ảnh hưởng rất cao từ tia bức xạ UV.
Mỗi năm, số ca mắc ung thư da ở Mỹ được chẩn đoán nhiều hơn các ca mắc ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi và ung thư ruột kết.
Theo thống kê, cứ 5 người Mỹ sẽ có một người mắc ung thư da trong một giai đoạn nào đó suốt cuộc đời của họ. Số người chết vì ung thư da đang nhiều lên sau mỗi giờ. Phơi nhiễm tia cực tím không an toàn là yếu tố hàng đầu dẫn đến ung thư da.
Tuy dạng ung thư da không phải u ác tính ít gây tử vong nhưng chúng có thể lan rộng ra khắp cơ thể, gây biến dạng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị.
2.3 Tác hại của tia UV gây cháy nắng
Cháy nắng là biểu hiện nhẹ của tia UV tiếp xúc trực tiếp với da, là vết bỏng xảy ra khi các tế bào da bị tổn thương, tình trạng này là do da hấp thụ năng lượng từ tia UV.
Lúc này, máu sẽ chảy thêm vào vùng da bị tổn thương để chữa lành. Đó là lý do tại sao da của bạn chuyển sang màu đỏ khi bị cháy nắng.
Bạn không nên chủ quan cho rằng cháy nắng chỉ là một vấn đề nhất thời, tình trạng này có thể trở nên bỏng rát nghiêm trọng.
Thậm chí, tác hại của tia UV còn gây ra những hậu quả về lâu dài cho làn da như tạo nếp nhăn và ung thư da, thông qua sự tác động trực tiếp tới DNA của da.
2.4 Tia UV gây tổn thương hệ thống miễn dịch
Tình trạng bạn tiếp xúc quá nhiều với bức xạ UV mỗi ngày sẽ gây ra tác dụng ức chế vô cùng có hại cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Các nhà khoa học cho rằng cháy nắng có thể làm thay đổi sự phân bố và chức năng của các tế bào bạch cầu ở người trong vòng 24 giờ sau khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Tình trạng này lặp đi lặp lại quá nhiều với bức xạ UV có thể gây ra tổn thương trầm trọng hơn cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Tia UV khiến cơ thể dễ dàng suy giảm hệ miễn dịch
2.5 Tác hại của tia UV đối với mắt
Đối với mắt thì chúng chính là bộ phận chịu tổn thương nhiều nhất của các tia UV đến từ mặt trời. Cụ thể:
● UVC: khả năng gây tổn hại cho mắt nhưng nhờ có tầng ozone mà tia được giữ lại. Những ngày này do nhiều tác động, tầng ozone đang mỏng dần có những nơi tia UVC có thể xuyên qua và ảnh hưởng đến sức khỏe con người
● UVB: Tia UVB bị giác mạc hấp thu gần hết. Dù vậy, UVB vẫn gây các bệnh về giác mạc như viêm giác mạc, hạt kết mạc, mộng.
● UVA: Do đi xuyên qua được tầng ozon nên lượng bức xạ tia tử ngoại là có nhiều nhất chiếm 97%. UVA xuyên qua được giác mạc, đi vào thủy tinh thể, võng mạc, nếu phơi sáng quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa hoàng điểm hay đục thủy tinh thể.
3
Các biện pháp phòng chống tia cực tím bạn nên biết
Dẫu đã được tuyên truyền và khuyến cáo về tác nhân gây hại đến từ ánh nắng mặt trời nhưng vẫn còn có một số người vẫn không hề quan tâm, thờ ơ trong việc bảo vệ làn da của mình.
Do tia UV không hề tấn công chúng ta một cách nhanh chóng, mà thay vào đó là quá trình “xâm nhập” âm thầm nên việc bảo vệ da hết sức cần thiết.
Hãy cùng 2momart tham khảo nội dung dưới đây để biết cách phòng ngừa tác hại của tia UV và bảo vệ da trong những ngày hè sắp đến bạn nhé!
3.1 Trang phục anti UV
Khi đi ra ngoài trời nắng, bạn nên sử dụng trang phục chuyên chống nắng, vi sợi được pha trộn nhiều hợp chất để có tác dụng chống nắng tối ưu nhất.
Bên cạnh màu sắc không bắt nắng thì chất liệu cũng là yếu tố quan trọng để chọn áo chống nắng tốt. Áo được làm từ chất liệu jeans, cotton, gốm – ceramic, sợi microfiber, lớp phủ nano chống nắng cao… ngăn tia UV làm hại da.
Dẫu thế bạn cũng không nên phụ thuộc vào trang phục mà cần phải kết hợp tránh nắng giờ cao điểm, bôi kem chống nắng, dùng viên uống chống nắng nếu trong môi trường phương pháp chống nắng cơ học không khả thi.
3.2 Sử dụng kem chống nắng lên da
Không phải hiển nhiên là kem chống nắng cho da mặt lại được xét vào một trong những “hàng rào” bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của bạn đâu nhé.
Đây là cách phổ biến nhất và cũng mang lại hiệu quả tốt nhất. Chọn cho mình sản phẩm kem chống nắng phù hợp thì bạn cũng nên quan tâm đến các chỉ số chống nắng như SPF và PA.
SPF là chỉ số chống tia UVB, chỉ số càng cao thì khả năng chống tia UVB càng mạnh mẽ. PA là chỉ số cho biết khả năng chống nắng.
Số tổng của chỉ số này càng nhiều thì khả năng bảo vệ da khỏi tia UVA càng lớn. Bạn có thể chọn các sản phẩm có chỉ số PA+++ đến PA++++ để bảo vệ da tốt nhất.
Sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da
Vì là sản phẩm chăm sóc da mặt nên việc tìm hiểu về cách sử dụng kem chống nắng tốt nhất sẽ giúp kết quả làm đẹp của bạn đạt được như ý muốn.
3.3 Che nắng kỹ khi đi ngoài trời
Nếu đi bộ ngoài trời trong khoảng thời gian cao điểm, bạn nên có ô chống tia UV hoặc chiếc mũ rộng vành và đeo kính râm chống tia UV để bảo vệ cổ, tai, mắt, trán, mũi và da đầu. Khi đi xe máy, bạn nên mặc quần áo dài hoặc trang phục chống nắng.
Không chỉ thế, nếu tính chất công việc của bạn phải tiếp xúc với môi trường nhiều thì nên trang bị thêm găng tay hoặc vải che bắp tay, bắp chân hiện đang được bán khá phổ biến trên thị trường.
Tuy nhiên, dù có che chắn kỹ đến đâu thì bạn vẫn cần phải sử dụng kem chống nắng để đảm bảo an toàn cho da và sức khỏe tốt nhất.
Đặc biệt nhất chính là khu vực mắt của bạn cũng nên che chắn kỹ bằng cách sử dụng kính máy hoặc các loại kính giúp ngăn chặn sự tiếp cận của tia UV nữa nhé.
4
Chữa trị da bị cháy nắng do tia UV gây ra
Trong số các tác nhân đến từ ánh nắng gây hại cho da thì cháy nắng và làm da trở nên sạm nám chính là hai “căn bệnh” có thể điều trị tốt tại nhà mà bạn không cần phải thăm khám bác sĩ.
Nếu về khuyết điểm trên da như sạm nám thì việc sử dụng mỹ phẩm có tính đặc trị và sử dụng kem chống nắng thì chắc chắn một khoảng thời gian nhất định chúng sẽ được cải thiện tốt.
Còn cháy nắng thì lại là một biểu hiện của bệnh lý trên da rất khác với sự xuất hiện khuyết điểm về màu sắc đã nói trên.
4.1 Da bị cháy nắng là gì?
Da bị cháy nắng hay bỏng nắng là hiện tượng của phản ứng viêm ở lớp ngoài cùng của da với các tổn thương do tia cực tím (tia UV) gây nên.
Theo đó, da của con người có chứa sắc tố melanin, là sắc tố mang lại màu sắc cho da cũng như bảo vệ da trước tia nắng mặt trời bằng cách làm tiêu tan hơn 99.9% tia UV hấp thụ.
Vì vậy, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu, cơ thể sẽ bắt đầu sản sinh ra sắc tố melanin nhằm bảo vệ da, đây cũng là lý do làn da trở nên tối màu hơn.
Cháy nắng là dấu hiệu tổn thương tế bào của da. Theo đó, ở những người có ít sắc tố Melanin khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, làn da sẽ không được bảo vệ kéo dài, gây nên hiện tượng da sưng đỏ, đau rát, thậm chí là phồng rộp…hay còn được gọi là cháy nắng.
Nguyên nhân khiến da bị cháy nắng
4.2 Dấu hiệu nhận biết đúng khi da bị cháy nắng
Khi bị cháy nắng, da của bạn sẽ có những triệu chứng sau đây:
● Đỏ da: Khi tia UV chiếu quá lâu lên da sẽ khiến cho các mao mạch máu bị vỡ hoặc giãn ra gây nên tình trạng đỏ da, đau rát da.
● Da không đều màu: Tại những vùng da tiếp xúc với tia cực tím, các sắc tố melanin sẽ được sản xuất ra nhằm bảo vệ làn da nên sẽ dẫn đến tình trạng xuất hiện nám, tàn nhang và đốm màu nâu.
● Da khô sạm: Nhiệt độ cao khiến da bị mất nước nghiêm trọng dẫn đến tình trạng bị bong tróc và chảy máu.
● Da có thêm nhiều nếp nhăn: Đây là dấu hiệu của quá trình lão hóa do các sợi collagen và Elastin của da bị phá vỡ.
● Da phồng rộp: Khi bị bỏng nắng nặng, vùng da có thể bị bỏng rộp, thậm chí có mủ rỉ ra. Đây là trường hợp nặng nên người gặp phải cần hết sức lưu ý.
Ngoài ra, ở những trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ có cảm giác mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn và tổn thương trên diện rộng.
4.3 Cách xử lý khi bị cháy da ngày hè
Mặc dù hầu hết tình trạng bỏng nắng, cháy nắng đều được xếp vào mức độ bỏng da độ một, tức là mức độ nhẹ nhất. Tuy nhiên điều này nếu không được xử lý đúng cách có thể để lại sẹo cho da, làm mất tính thẩm mỹ.
# Rửa sạch vùng bị bỏng khi da bị cháy nắng: Nếu cảm thấy vùng da bị cháy nắng, bước đầu tiên mà bạn cần làm là rửa sạch vùng da đó bằng cách dùng khăn mát và ẩm để chườm lên.
➥ Lưu ý không nên chà xát quá mạnh vì có thể làm tổn thương nặng hơn cho da, gây đau rát hoặc kích ứng.
# Nên gặp bác sĩ nếu vết bỏng bị phồng rộp: Ở những bệnh nhân không bị phồng rộp, bong tróc da do cháy nắng, có thể bỏ qua bước này. Tuy nhiên, ở những trường hợp nặng, bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.
# Thoa gel lô hội hoặc kem dưỡng ẩm là cách chữa da bị cháy nắng: Gel lô hội hay kem dưỡng ẩm là những chất đặc biệt cần thiết,giúp làm mát vết cháy nắng và phục hồi da nhanh hơn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, những bệnh nhân bị cháy da nếu sử dụng gel lô hội để thoa vào vết bỏng sẽ có thời gian hồi phục nhanh hơn trung bình 9 ngày so với những người khác. Vì vậy, đây là một trong những cách xử lý cháy da ngày hè oi nóng đơn giản, hiệu quả mà bạn không nên bỏ qua.
➥ Lưu ý: Không nên dùng lô hội hoặc kem dưỡng ẩm cho những vết thương hở. Để tăng cường hiệu quả, bạn nên để kem dưỡng ẩm, lô hội trong tủ lạnh vừa có tác dụng làm mát, vừa giảm đau hiệu quả.
# Uống nhiều nước để giảm tính trạng bỏng rát da: Da bị cháy nắng sẽ làm cho tình trạng mất nước trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, bạn cần bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống các loại nước ép trái cây giàu vitamin A, C, E như: nước cam, nước chanh, cà chua, bưởi… để tăng cường sức đề kháng, giúp khỏe đẹp da.
Thoa kem dưỡng ẩm giúp hồi phục cháy nắng
5
Các bước cứu chữa làn da sau khi ra ngoài đường nắng
Thời tiết nóng bức khiến bạn luôn cảm thấy khó chịu khi về đến nhà và lo lắng làn da của mình bị sạm đen đi. Đừng lo, hãy áp dụng ngay 3 bước chăm sóc da cực đơn giản được 2momart gợi ý dưới đây nhé, da bạn sẽ luôn mịn màng, trắng xinh không còn nỗi lo sạm đen nữa.
● Bước 1: Sử dụng tẩy trang và sữa rửa mặt
Đây được gợi là bước làm sạch da Double Cleansing khi không chỉ thực hiện mỗi bước vệ sinh da với sữa rửa mặt mà trước đó bạn còn cần phải tẩy trang thật kỹ.
Dù làn da của bạn không hề trang điểm một tí nào nhưng khi đã sử dụng kem chống nắng lên da thì bắt buộc bạn cần phải sử dụng nước tẩy trang để vệ sinh da.
Nước tẩy trang cho da mặt thì bạn nên lựa chọn loại sản phẩm có thành phần phù hợp với đặc tính của làn da và nến nhớ không nên sử dụng quá mạnh tay khi loại bỏ lớp bụi bẩn hoặc kem chống nắng thừa trên da nhé.
● Bước 2: Làm dịu da sau khi vệ sinh
Sau khi làm sạch, hãy hạ nhiệt và thư giãn làn da ngay bằng một cốc trà hoa cúc để nguội và dùng bông tẩy trang để thấm lên da.
Bạn cũng có thể thay bằng trà xanh. Các tinh chất chống oxy hoá có trong trà sẽ tác động sâu vào lỗ chân lông để làm sạch, giúp da hồi phục, bớt khô rát và lấy lại nét mịn màng, tươi trẻ.
Bạn cũng có thể sử dụng xịt khoáng hoặc toner có độ pH phù hợp để cân bằng lại độ ẩm cho da cũng như bù lại nước bị mất đi sau khi sử dụng sữa rửa mặt.
● Bước 3: Dưỡng ẩm da mặt đúng cách
Vì làn da tiếp xúc với môi trường cả ngày nên việc cấp lại dinh dưỡng và độ ẩm là điều vô cùng cần thiết ngay sau khi trở về nhà.
Bạn hãy sử dụng một số loại dưỡng ẩm chứa thành phần thiên nhiên hoặc một số loại mỹ phẩm có hỗ trợ công dụng làm dịu da đi nắng để đảm bảo da nhanh chóng được phục hồi tốt nhất.
➥ Gợi ý: Ngoài ba bước chăm sóc da được 2momart chia sẻ trong bài viết này thì bạn còn có thể tham khảo thêm quy trình skincare chuẩn để có thể chăm sóc da khỏe đẹp trong từng ngày nhé!
Chăm sóc da mặt sau khi đi nắng về
Sau khi đọc xong bài viết này, 2momart tin chắc rằng bạn đã có cách để bảo vệ sức khỏe và sắc đẹp của bản thân một cách tốt nhất rồi đúng không nào?!
Nếu cảm thấy những thông tin được chia sẻ tại đây hoàn toàn hữu ích với bạn thì đừng quên đánh giá khích lệ ở cuối bài này nhé.
Không chỉ thế, bạn đừng quên đón xem thêm một số thông tin về đời sống vô cùng hữu ích đã và đang được cập nhật hằng ngày đấy.